Cây thuốc quanh ta hôm nay

Đinh lăng hoạt huyết, an thần, tiêu viêm

Đinh lăng còn có tên khác là cây gỏi cá, nam dương lâm. Tên khoa học là Tighemopanax Fructicosus. Cây được trồng làm cảnh và làm Thu*c, dùng lá để ăn sống.
Đinh lăng còn có tên khác là cây gỏi cá, nam dương lâm. Tên khoa học là Tighemopanax Fructicosus. Cây được trồng làm cảnh và làm Thu*c, dùng lá để ăn sống.

Bộ phận dùng là lá và rễ. Rễ đinh lăng có nhiều công dụng quý: làm Thu*c bổ cơ bắp, tăng sức bền bỉ dẻo dai, an thần bổ thần kinh, tiêu viêm kháng khuẩn, hoạt huyết thông mạch. Các nhà sản xuất đông dược đã dùng đinh lăng kết hợp với bạch quả, sản xuất ra một thành phẩm có tên là hoạt huyết dưỡng não. Thu*c này được chỉ định cho các trường hợp: tăng huyết áp, đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim, thiểu năng tuần hoàn não...

Sau đây xin giới thiệu một số ứng dụng tiêu biểu:

Đau thắt ngực do bị co thắt mạch vành: lá đinh lăng một nắm to, sắc lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày. Hoặc lá đinh lăng 40g, đan sâm 15g, ích mẫu 20g, sắc nước uống trong ngày. Công dụng: hoạt huyết thông mạch, khắc phục tình trạng mạch vành bị nghẽn, cơ tim thiếu dinh dưỡng.

Mất ngủ kéo dài, tư tưởng thiếu tập trung: lá đinh lăng 24g, tang diệp 20g, lá vông 20g, tâm sen 12g, liên nhục 16g. Đổ nước 400ml sắc lấy 150ml. Chia 2 lần uống trong ngày. Công dụng: bổ tâm an thần, giảm hưng phấn tạo được giấc ngủ êm.

Đái buốt đái rắt, nước tiểu đỏ: lá đinh lăng, xa tiền thảo, kim tiền thảo, liên tiền thảo, mỗi vị một nắm to. Sắc uống trong ngày. Có thể gia thêm chè búp 10 - 12g. Phương Thu*c này còn có tác dụng tống sỏi (bài thạch).

Cơn đau quặn thận, bí tiểu tiện: lá đinh lăng 40g, xấu hổ tía 40g, rau ngổ 30g, râu bắp 24g, xa tiền thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Vú bị sưng đau, tắc tia sữa: lá đinh lăng (sao vàng hạ thổ) 40g, bồ công anh 20g, sài đất 20g, ngân hoa 12g, trần bì 12g. Đổ nước 400ml, sắc lấy 200ml chia 2 lần uống trong ngày (uống nóng). Hoặc lá đinh lăng 40g, rễ bí đỏ 20g, đan sâm 12g, bạch truật 12g, kim ngân 16g, xuyên khung 12g, đương quy 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Người cao tuổi bị đau mỏi các khớp, có biểu hiện xơ cứng, vận động khó khăn: củ đinh lăng (sao thơm) 20g, ngưu tất 16g, thổ linh 20g, nam tục đoạn 20g, xuyên khung 12g, đương quy 12g, đỗ trọng 10g, khởi tử 12g, cam thảo 12g, đại táo 12g, trần bì 12g. Đổ 800ml nước sắc lấy 250ml, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, 12 - 15 ngày là một liệu trình.

Ho khan lâu ngày do phế nhiệt : củ đinh lăng 20g, rau má 20g, mạch môn 16g, cát cánh 12g, tía tô 16g, xa tiền thảo 20g, lá xương sông 20g, trần bì 12g, cam thảo 16g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/dinh-lang-hoat-huyet-an-than-tieu-viem-n11372.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong dân gian, củ nghệ rất được trọng dụng trong việc chữa bệnh. Nghệ đen và nghệ vàng là 2 loại nghệ được sử dụng chữa bệnh nhiều nhất.
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Theo Đông y hạt sen có vị ngọt, chát, tính bình; vào các kinh: tâm, tỳ và thận. Có tác dụng dưỡng tâm an thần, ích thận, bổ tỳ, sáp tràng, an thai, lợi thủy.
  • Theo y học cổ truyền, hồng hoa vị cay, tính ôn; vào tâm can, có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, thông kinh chỉ thống.
  • Theo y học cổ truyền, để làm Thuốc, người ta thu hái các bộ phận trên mặt đất của cây chùm bao, rửa sạch, phơi khô, cắt đoạn 3 - 5cm.
  • Theo Đông y, đan sâm vị đắng, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can. Có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lương huyết, tiêu ung, dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền.
  • Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ.
  • Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng gai có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khu phong trừ thấp.
  • Uất kim còn có tên khác là củ nghệ, là phần rễ phình ra thành củ của cây khương hoàng (Curcuma aromatica Salisb.) hoặc cây nghệ. Thân củ được gọi là khương hoàng, củ con được gọi là uất kim. Nghệ là một loại gia vị quan trọng trong nhiều món ăn ngon.
  • Tâm sen là mầm màu lục sẫm ở phần trong của quả sen, tên Thu*c trong y học cổ truyền là liên tâm. Vị đắng, không độc, tính hàn, vào kinh tâm có tác dụng an thần, thanh tâm, điều nhiệt, chữa mất ngủ, tâm phiền (hâm hấp, sốt khó chịu, bứt rứt, khát nước, thổ huyết). Liều dùng hàng ngày: 4-8g dưới dạng Thu*c sắc, hãm hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị Thu*c khác theo những công thức sau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY