Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

TP Hồ Chí Minh: Quyết không để dịch COVID-19 lây lan nhanh trong cộng đồng

Hai tuần lễ tới được TP Hồ Chí Minh đánh giá là thời gian vàng để chống dịch COVID-19, bởi nếu làm bùng phát dịch lên con số 1.000 người nhiễm tại thời điểm này sẽ khiến tình hình không thể kiểm soát.

Đó là đánh giá của Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp giao ban trực tuyến về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh chiều 24/3.

Nhiều nguồn lây nhiễm

Thông tin về tình hình dịch bệnh, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, nguy cơ lây nhiễm lớn nhất là những người trở về từ vùng có dịch thông qua các sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài... Bên cạnh đó, những người trên các chuyến bay từ trước ngày 17/3 và di chuyển theo đường bộ thì chưa kiểm soát được 100%. Trong khi đó, những người nhập cảnh này đã đi qua nhiều địa phương, tiếp xúc với hàng trăm nghìn người Việt Nam, nên mỗi khi phát hiện được một ca nhiễm bệnh, việc truy vết để tìm ra những người có nguy cơ lây nhiễm hết sức khó khăn và vất vả.

"Một nguy cơ nữa là đã phát hiện lây nhiễm trong cộng đồng dân cư và tại TP Hồ Chí Minh, cụ thể xuất hiện 2 ổ dịch trong cộng đồng, từ những người tham sự kiện tôn giáo tại Malaysia và đi bar Buddha. Đây là nguồn lây nhiễm đang tiềm ẩn trong cộng đồng và có nguy cơ rất cao. Nguồn lây nhiễm thứ 3 là các cán bộ đang giao dịch, tiếp xúc trực tiếp với công dân về từ các vùng có dịch. Tuy đã có phương án bảo hộ, nhưng tỷ lệ của người tiếp xúc gần là cao nhất", ông Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết thêm.

Cũng theo ông Bỉnh, thông thường thời gian ủ bệnh trung bình là 14 ngày; tuy nhiên, thực tế cho thấy đã có những trường hợp ủ bệnh dài hơn 14 ngày, như trường hợp của bệnh nhân thứ 100 sống ở quận 8. Vì vậy, Thành phố sẽ điều tra lại những trường hợp đã nhập cảnh từ ngày 8/3/2020 trở lại mà chưa được cách ly tập trung.

Đồng thời, Sở sẽ nhanh chóng điều tra các ca tiếp xúc gần ở các trường hợp vừa phát hiện, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm hoàn tất trong ngày 24/3 để sớm có kết quả; chỉ tiếp tục cách ly dưới sự giám sát của cơ quan y tế tại nơi lưu trú các nhà liền kề, các căn hộ tiếp xúc gần cùng tầng chung cư và cho phép những căn hộ ở các tầng khác sinh hoạt lại bình thường (nhưng hạn chế tiếp xúc nơi công cộng để tránh lây lan trong cộng đồng).

Giảm tối đa việc đi lại

Tại cuộc họp, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, từ đây đến hai tuần nữa là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng, là thời điểm "vàng" trong chống dịch. Theo đó, Thành phố phải kiểm soát chặt chẽ, quyết không để dịch bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng.

“Trong hai tuần tới, Thành phố phải sống tiết kiệm hơn, ít đi lại hơn, tự giám sát tốt hơn. Tất cả để góp phần không làm bùng phát dịch bệnh trong cả nước lên con số 500 người. Chẳng ai có kinh nghiệm đối đầu với trận dịch này, nhưng mỗi người cứ cố gắng góp một phần sức lực. Bà con trong 2 tuần tới ở nhà giữ mình cho an toàn, tìm cách điều tiết nhu cầu. Có thể vẫn đi chợ nhưng không phải đi mỗi ngày. Làm sao giảm tối đa việc đi lại”, Bí thư nguyễn Thiện Nhân chia sẻ.

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh khuyến cáo, những người trên 60 tuổi nên ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác. Người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; tăng cường dinh dưỡng, tập luyện, nâng cao sức khỏe. “Mọi người không có nhiệm vụ thì cố gắng ở nhà càng nhiều càng tốt. Khi ra đường phải mang khẩu trang và di chuyển cũng phải đảm bảo cự ly an toàn 2 m. Không được tụ tập trên đường phố để tránh nguy cơ lây lan”, ông Bỉnh nhấn mạnh.

Còn Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm nhấn mạnh, hai tuần tới cần đẩy mạnh kết hợp nhiều giải pháp và các kế hoạch ứng phó với dịch bệnh trong tình hình mới. Trong đó, các Sở, ngành, quận, huyện nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh COVID-19, không chủ quan, lơ là vì sự an toàn của người thân và cộng đồng; tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Thành phố.

Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, đặc biệt cao điểm trong hai tuần tới, ông Nguyễn Tấn Bỉnh đề xuất thêm tất cả các cửa hàng, nếu thực sự không cần thiết thì nên đóng cửa, trừ trường hợp các cửa hàng xăng, Thu*c, siêu thị và lương thực thực phẩm. Các quán ăn, quán nước không được mở máy lạnh. Nhân viên phục vụ phải mang khẩu trang và thường xuyên rửa tay. Nếu các quán không bố trí được theo yêu cầu phải ngưng hoạt động.

"Ngưng tất cả các hoạt động tập trung đông người và dịch vụ vui chơi giải trí, bao gồm bida máy lạnh, tập gym, các dịch vụ thể thao tụ tập đông người (sân golf…). Tạm thời ngưng các điểm tham quan, du lịch. Nếu không thể thì chỉ tổ chức tiếp từng đoàn với số lượng tối đa không quá 10 người Đồng thời, cần ngừng tất cả phương tiện công cộng, xe buýt trong nội thành. Xe taxi không sử dụng máy lạnh, phải mở cửa kính để thông thoáng. Lái xe taxi phải mang khẩu trang và thường xuyên vệ sinh xe sau mỗi lần chở khách", ông Bỉnh cho biết.

Bài và ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/xa-hoi/tp-ho-chi-minh-quyet-khong-de-dich-covid19-lay-lan-nhanh-trong-cong-dong-20200324202614686.htm)

Tin cùng nội dung

  • Xin chào Mangyte, Mong Mangyte tư vấn cho tôi biết có địa điểm nào tại TPHCM làm xét nghiệm HIV cho người đồng tính không? Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. Xin chân thành cảm ơn. (Bạn đọc xin giấu tên)
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, BV Tai mũi họng TPHCM có khám cho trẻ em không? Tôi có thể tìm hiểu các chuyên khoa của BV này không? Xin cảm ơn và mong chờ các thông tin hữu ích từ Mangyte.
  • Chào Mangyte, tôi muốn làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống. Vì nhiều lí do tế nhị nên tôi có thể gửi mẫu máu khô đến cơ sở xét nghiệm được không? Nhờ Mangyte cho tôi một số địa chỉ xét nghiệm AND tại TPHCM cũng như giá cả tiến hành xét nghiệm này như thế nào? Xin cảm ơn Mangyte. (Đình Kiên – Long An),
  • Mangyte ơi, cho em hỏi ở TPHCM em nên đưa con em đi tiêm chủng ở đâu, thời gian nào có thể đi tiêm được ạ? Công việc của em rất bận nên muốn biết lịch để còn sắp xếp đưa cháu đi tiêm. Mangyte giúp em nhé, em cảm ơn!
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Thời gian gần đây em rất hay bị tê bì lòng bàn tay. Khi em cố gắng nắm chặt bàn tay lại thấy rất đau và nhức, và dù đã cố gắng nhưng em cũng không thể nắm chặt tay lại được. Những lúc như thế em không thể làm việc gì nặng. Em đi khám thì BS chẩn đoán em bị hội chứng ống cổ tay, cho em đeo nẹp. Em nghe nói ở TPHCM có phẫu thuật nội soi điều trị bệnh này, vậy em nên đến bệnh viện nào, đăng ký phẫu thuật luôn có được không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Khôi - Bình Thuận)
  • Chào Mangyte, Tôi ở quận Bình Thạnh, TPHCM muốn nhờ Mangyte tư vấn một số thông tin về dịch vụ khám bệnh tại nhà có uy tín. Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường và mất ngủ thường xuyên không tiện đến BV khám vì sức khoẻ yếu. Mong Mangyte giúp đỡ, xin cảm tạ. (Chu Lệ Hà - Quận Bình Thạnh, TPHCM)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Vi trùng có thể nhân lên dễ dàng. Các dụng cụ làm sạch, chẳng hạn như các loại khăn hoặc giẻ lau sàn, luôn có mầm bệnh và chúng sẽ lây lan vi trùng qua các bề mặt khác
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY