Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

TP.HCM chuẩn bị mở khu cách ly tập trung thứ 2

(MangYTe)- TP.HCM đang chuẩn bị mở thêm khu cách ly tập trung 200 giường tại huyện Nhà Bè.

Chiều 25-2, tại UBND TP.HCM đã diễn ra cuộc họp của Ban chỉ đạo thành phố về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) gây ra.

Báo cáo về các phương án kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn thành phố, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết TP.HCM đang chuẩn bị các phương án đảm bảo khả năng thu dung để cách ly dự phòng, cách ly điều trị, không để dẫn đế tình trạng quá tải về chăm sóc y tế.

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM. 

Theo ông Bỉnh, tình hình người đi từ vùng dịch Hàn Quốc bao gồm du khách và người Việt Nam quay về quê hương đang tăng nhanh. Do đó, trong tuần này và tuần sau, TP.HCM phải đảm bảo thu dung cách ly 1.000 người.

Hiện tại, khu cách ly tập trung của TP có 300 giường đặt tại Củ Chi, dự báo trường hợp dịch bệnh tăng cao trong thời gian tới, TP.HCM sẽ mở rộng thêm khu cách ly tập trung 200 giường tại huyện Nhà Bè. Cùng với đó sẵn sàng huy động thêm 1.000 giường bệnh tại những bệnh viện mới được xây dựng để cách ly người nguy cơ nhiễm COVID-19.

TP.HCM cũng sẽ thiết lập các cơ sở cách ly tập trung tại 24 quận, huyện với quy mô ước tính hơn 200 phòng cách ly, khả năng thu nhận hơn 650 người, các khu cách ly tập trung trong khu công nghiệp, khu chế xuất dành cho người đến từ vùng dịch.

“Tình hình dịch bệnh đang báo động ở Hàn Quốc, TP.HCM không được chủ quan lơ là, mà phải quyết liệt với tinh thần “chống dịch như chống giặc” nhưng không quá hoang mang lo lắng, làm sao đảm bảo an sinh xã hội cho người dân”, ông Bỉnh nói.

Ông Bỉnh đề nghị các địa phương giám sát chặt các trường hợp đến từ vùng dịch thông báo cơ quan y tế giám sát, cách ly theo địa phương. Các địa phương thống kê người nhập cảnh, đặc biệt các nước có số lượng người nhiễm bệnh cao. Trường hợp không rõ ràng, cơ quan y tế tham mưu Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM.

“Tình hình dịch bệnh đang diễn biến nhanh. Nếu chẩn đoán sớm, người dân hợp tác tốt xét nghiệm sớm, nguy cơ dịch bệnh sẽ giảm. Cố gắng làm sao thông tin tốt cho người dân để người dân có ý thức phát hiện sơm từ bản thân thành viên trong gia đình để thực hiện các biện pháp cách ly điều trị hiệu quả kịp thời”, ông Bỉnh lưu ý.

Ngoài ra, các biện pháp tuyên truyền cho người dân, tránh lạm dụng nước rửa tay, khẩu trang mà cần chú ý nâng cao sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật. Trong tình hình nếu có quyết định học sinh đi học trở lại vào thời gian sắp tới, Sở y tế TP sẽ phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM đảm bảo các điều kiện phòng ngừa dịch bệnh cần thiết.

HOÀNG LAN

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/dich-covid-19/tphcm-chuan-bi-mo-khu-cach-ly-tap-trung-thu-2-892175.html)

Tin cùng nội dung

  • Một nghiên cứu phát hiện ra rằng, thời gian tập trung của trẻ từ 3-8 tuổi chỉ có khoảng 8 phút. Thời gian trẻ lứa tuổi này tập trung lâu nhất cũng không quá 13 phút. Thế nên với trẻ em, không duy trì tập trung được lâu và trẻ mất tập trung là điều hoàn toàn bình thường
  • Đến thời điểm này đã có gần 30 bệnh viện (BV) tuyến Trung ương và tuyến đầu của TP. Hồ Chí Minh ký cam kết không để bệnh nhân nằm ghép.
  • Đến tuần thai thứ 34, người mẹ cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho việc sinh nở, vì chuyển dạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
  • Mâm cỗ đủ đầy cũng thể hiện lòng thành của con cháu tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên trong gia đình, cầu năm cũ qua đi năm mới đến trong an lành và may mắn.
  • Cúng tất niên tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa. Trong bữa cơm gia đình có mặt đông đủ, nói chuyện vui, động viên nhau phấn đấu trong năm mới.
  • Dậy thì là giai đoạn thay đổi lớn cả về thể xác lẫn tinh thần, trẻ phải học giữ gìn vệ sinh cá nhân, tập làm chủ những hành vi của mình…
  • Năm nay 19 tuổi, em đã đăng ký hiến máu tình nguyện theo phát động của trường.
  • Con em bị té cách đây 2 ngày, trên đầu bị lõm vào một lỗ khoảng 2x2cm, không sưng, không chảy máu. Em đưa bé vào BV huyện khám, các bác sĩ bảo lên BV tỉnh chụp CT scan. Nhà em chưa có ai phải chụp CT bao giờ nhưng nghe nói chụp CT khó chịu lắm, phải vô hóa chất gì đó mới chụp. Bé nhà em sợ lắm, em phải làm sao để trấn an bé? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn ạ! (Bạch Huệ - huetrang…@gmail.com)
  • Con tôi bị bệnh u tuyến thượng thận đã đi chụp phim và BS chỉ định phải mổ. Cho tôi hỏi hiện tại BHYT của con tôi ở Trung tâm cấp cứu 115, nếu tôi muốn đưa cháu đến mổ và điều trị tại BV Nội tiết tố TW hoặc BV Việt Đức thì phải BHYT hỗ trợ được bao nhiêu? Chi phí cho 1 ca mổ là bao nhiêu? Mong sớm được hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thu Anh - Hà Nội)
  • Chào Mangyte, BS điều trị nghi ngờ tôi bị xơ vữa động mạch vành sau 10 năm bị tiểu đường. BS chỉ định chụp CT mạch vành cản quang. Mangyte có thể cho biết, tôi cần chuẩn bị gì trước khi chụp. Tôi có đăng ký bảo hiểm y tế tại BV quận 1, TPHCM. Tôi muốn chuyển viện đi chụp CT cản quang tại Hòa Hảo. Vậy cho bảo hiểm có thanh toán khoản này? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Hải, Quận 1, TPHCM).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY