Dinh dưỡng hôm nay

TP.HCM tổ chức tiêm vắc xin cho trẻ khuyết tật

MangYTe - Xen lẫn những giọt nước mắt của cha mẹ, la hét, bỏ chạy, khóc lóc... là những biểu hiện nhân viên y tế thường phải đối diện khi tiêm vắc xin cho trẻ khuyết tật. Nhưng tất cả mọi người đều cố gắng để các em được tiêm.

Nhân viên y tế nỗ lực giải thích cho các trẻ khuyết tật tiêm vắc xin ngừa covid-19 - ảnh: thu hiến

Ngày 31-10, trung tâm y tế quận 3, tp.hcm phối hợp các trung tâm bảo trợ, dạy nghề tiêm vắc xin ngừa covid-19 cho trẻ khuyết tật 12-17 tuổi.

Hơn 8h sáng, hàng trăm trẻ khuyết tật và các bậc phụ huynh đã có mặt từ rất sớm để đưa các em đi tiêm. không giống như trẻ bình thường, việc tiêm vắc xin cho các em mắc khiếm khuyết cơ thể khó khăn gấp bội.

Có trẻ khóc lóc mấy tiếng mới chịu tiêm, nhân viên y tế phải cố gắng an ủi, động viên, nhiều bậc cha mẹ rớt nước mắt vì mãi vẫn không thuyết phục được cho con tiêm. Khó khăn là thế nhưng tất cả mọi người đều cố gắng để các em được tiêm sớm nhất có thể.

Tranh thủ dậy từ rất sớm, ông K.H. (60 tuổi, quận 3) buộc con phía sau lưng rồi chở đến điểm tiêm. Ông H. cho biết vợ mất sớm, 2 cha con nương tựa nhau sống. 16 tuổi nhưng em chậm phát triển, hằng tháng ông phải gửi con đến các trung tâm với chi phí 2 triệu đồng, còn mình ai thuê gì làm nấy.

"lo cho con lắm, tôi già yếu rồi có bị gì không biết ai sẽ nuôi nó. được tiêm vắc xin tôi cũng an tâm phần nào", ông h. nghẹn giọng.

Tương tự, bà H.T. (50 tuổi, quận 3) cũng có con 16 tuổi bị khuyết tật, chậm phát triển, trải qua nhiều đợt sốt, cơ thể em teo dần không còn khả năng đi đứng. Suốt 16 năm nay gia đình vẫn chăm sóc chu đáo, bên cạnh em nhiều nhất có thể.

"Gia đình tôi đã tiêm đủ hết các mũi vắc xin, chỉ còn em nó chưa tiêm, nhà ai cũng ra ngoài đi làm sợ về lây nhiễm cho nó, tiêm rồi cũng đỡ lo", bà T. nói.

Trẻ khuyết tật được tiêm vắc xin ngừa covid-19 tại trung tâm y tế quận 3

Bà Nguyễn Thị Hồng Diệp - điều dưỡng trưởng Trung tâm Y tế quận 3 - cho biết sáng 31-10, Trung tâm Y tế đã lên kế hoạch tiêm cho 130 em, chủ yếu các em khuyết tật đến từ các trung tâm bảo trợ trên địa bàn quận. Các em đã tròn 12-17 tuổi và có phụ huynh theo kèm.

Khác những đứa trẻ bình thường, nhân viên y tế gặp rất nhiều khó khăn, nhiều trẻ không chịu hợp tác, hoảng loạn, bỏ chạy, la hét, có những phản ứng quá mức nên nhân viên y tế phải nỗ lực gấp bội.

"trước khi các em đến đây chúng tôi đã thông báo cho phụ huynh khai báo y tế tại nhà, tại địa điểm tiêm ngoài việc đảm bảo đúng 5k chúng tôi còn phải nhắc nhở phụ huynh, chính bản thân nhân viên y tế cũng phải cố gắng hỗ trợ các em hết sức có thể. khó khăn mấy chúng tôi cũng tiêm vắc xin cho các em", bà diệp nói.

Tp.hcm đã tổ chức tiêm đại trà cho học sinh 12-17 tuổi thuộc các khối thpt, thcs. tp sẽ tiếp tục tổ chức tiêm vắc xin cho các em tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm bảo trợ... trong những ngày kế tiếp.

Trẻ khuyết tật được tiêm vắc xin ngừa covid-19 tại trung tâm y tế quận 3

Anh Biên Thùy - nhân viên chăm sóc trẻ làng Hòa Bình Bệnh viện Từ Dũ - đưa các em đi tiêm vắc xin

Người nhà các em khuyết tật được nhân viên y tế dặn dò trước và sau khi tiêm vắc xin

Hai mẹ con em H.N. tại quận 3 vui mừng sau khi được tiêm vắc xin

Hai cha con ông K.H. dậy từ rất sớm để đi tiêm

Phụ huynh ngồi đợi cùng các em sau khi tiêm vắc xin

Dự kiến cuối 2021, TP.HCM tiêm vắc xin mũi 3 cho nhóm nguy cơ cao, lực lượng tuyến đầu

Tto - sở y tế tp.hcm đang đề xuất với ubnd tp tiêm vắc xin covid-19 mũi 3 cho nhóm nguy cơ cao, lực lượng tuyến đầu chống dịch trong tháng 11 và 12 năm nay, tiêm mũi 1 và mũi 2 cho trẻ từ 3 tuổi trở lên năm 2022.

THU HIẾN

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/tp-hcm-to-chuc-tiem-vac-xin-cho-tre-khuyet-tat-20211031112656299.htm)

Tin cùng nội dung

  • An toàn tiêm chủng là an toàn cho cả người tiêm, người được tiêm, nhà cung cấp dịch vụ y tế, bên tổ chức nhận dịch vụ y tế, và xã hội. Sau những trường hợp Tu vong và phản ứng sau khi tiêm vắc xin, Quốc hội Việt Nam đã ban hành luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế Việt Nam cũng đã ban hành các thông tư, quyết định, hướng dẫn liên quan để bảo đảm an toàn trong tiêm chủng. Những quy định an toàn tiêm chủng là bắt buộc thực hiện đối với các cơ sở y tế thực hiện tiêm chủng.
  • Chứng tự kỷ (còn gọi là tự bế, tự tỏa) được nhà tâm thần học nổi tiếng Kanner mô tả lần đầu tiên vào năm 1943.
  • Các chuyên gia nhận định, trường hợp trẻ Tu vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem tại Nghệ An hôm 20/10 vừa qua có thể do sốc phản vệ, không liên quan đến quy trình tiêm chủng.
  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý với đề nghị của Bộ Y tế về việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 6 đến 14 tuổi bằng vắc xin tiếp nhận viện trợ của Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng.
  • Đây là một băn khoăn thường gặp và điều này cần được làm rõ. Thế nào là phơi nhiễm với bệnh dại?
  • So với Thông tư 113/2013/TTLT-BTC-BYT, mức chi tại Thông tư 117 đã tăng gấp đôi, từ 12.000 đồng lên 24.000 đồng/trẻ uống hoặc tiêm đủ liều (xã đặc biệt khó khăn); từ 6.000 đồng lên 12.000 đồng/trẻ uống hoặc tiêm đủ liều cho cán bộ y tế xã.
  • Tuyên truyền cho cha mẹ, những người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ sự nguy hiểm khi bị động vật cắn và các loại động vật cắn thường gặp.
  • Không ít thai phụ nhiễm viêm gan B mà không biết, chỉ đến khi có các dấu hiệu bệnh nặng lên mới đi khám và phát hiện bệnh thì thai đã được vài tháng tuổi.
  • . Cứ mỗi 2 phút là có 1 người Tu vong vì bệnh ung thư cổ tử cung. 75% cả nam và nữ có nguy cơ lây nhiễm virút HPV một lần trong đời.
  • Kính chào Mangyte, Con trai tôi 19 tháng tuổi chưa được tiêm vacxin 5 in 1. Giờ tôi muốn tiêm dịch vụ 6 in 1 cho bé có được không? Và nên tiêm ở địa chỉ nào? Xin chân thành cảm ơn. (Hoài Anh - Bình Dương)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY