Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

TP.HCM: Yêu cầu tăng cường phòng, chống bệnh bạch hầu trong trường học

Thanh Hóa: Bé trai 4 tuổi bị trâu húc thủng phổi

Theo đó, Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị Phòng GD&ĐT các quận huyện; các trường THPT, trường THPT nhiều bậc học và các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, giáo dục cho người học nhà giáo, cán bộ, nhân viên nhà truyền về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu. Giáo dục học sinh, sinh viên làm tốt nhiệm vụ là cầu nối tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh trong gia đình và cộng đồng.

Đồng thời, Sở GD&ĐT cũng đề nghị thủ trưởng các đơn vị nói trên triển khai mạnh mẽ các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học, lớp học, nhà trẻ bảm đảm môi trường thông thoáng sạch sẽ, có đủ ánh sáng. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương trong việc duy trì các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, các hành vi tự chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường đã được hình thành và thực hiện tốt trong trường học thời gian qua.

“Theo dõi chặt chẽ và phối hợp quản lý tốt sức khỏe cho người học, nhà giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thông báo ngay cho cơ quan  y tế để được khám, điều trị kịp thời, kiên quyết không để dịch lây lan trong trường học; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, huy động sự tham gia của Ban đại diện hội cha mẹ học sinh trong việc giám sát công tác chăm sóc sức khỏe học sinh và vệ sinh trường học tại các cơ sở giáo dục”, Sở GD&ĐT TP.HCM yêu cầu.

Liên quan tới bệnh bạch hầu, thông tin từ Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế cho biết, đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận Sinh d*c. Bệnh bạch hầu là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Loại bệnh này có các ca bệnh lâm sàng là: viêm họng, mũi, thanh quản. Họng đỏ, nuốt đau. Da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ; Khám thấy có giả mạc. Đáng chú ý, bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác và/hoặc viêm cơ tim. Tỷ lệ Tu vong khoảng 5% - 10%.

Bệnh bạch hầu được lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Sữa tươi cũng có thể là phương tiện lây truyền bệnh bạch hầu.

Nguyễn Thanh Vĩnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/tphcm-yeu-cau-tang-cuong-phong-chong-benh-bach-hau-trong-truong-hoc-post86774.html)
Từ khóa:

Chủ đề liên quan:

mới đây

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY