Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm không khí kéo dài Bộ Y tế khuyến cáo người dân hạn chế ra khỏi nhà

(MangYTe) Trước thực trạng ô nhiễm không khí nặng nề và kéo dài, mới đây, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo để người dân dự phòng, bảo vệ sức khoẻ.

Những ngày qua tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành miền Bắc đang trải qua đợt ô nhiễm  không khí nghiêm trọng. Trong nhiều ngày kết quả quan trắc cho thấy chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở ngưỡng màu đỏ, hoặc tím. Đây là ngưỡng không khí rất xấu với hàm lượng bụi mịn PM 2.5 rất cao, gây ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe cộng đồng, nhất là các bệnh về đường hô hấp, thậm chí về lâu dài đây là yếu tố gây ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Trước thực trạng đó, lần đầu tiên Bộ Y tế đưa ra những khuyến cáo tới người dân nhằm hạn chế mức tối thiểu mức độ ô nhiễm gây hại cho sức khỏe.

Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo Người dân nên hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).

Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối S*nh l*, đặc biệt sau khi ra đường; tra rửa mắt bằng nước muối S*nh l* vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Với những người hút Thu*c lá, nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút Thu*c lá. Với người không hút Thu*c lá nên tránh xa khói Thu*c lá.

Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm.

Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống, nên trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.

Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp gas.

Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡngngười già cần thực hiện các biện pháp dự phòng nghiêm ngặt hơn.

Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng; tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời đồng thời tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng.

Trong những ngày vừa qua chất lượng không khí tại Hà Nội và các tỉnh phía bắc, luôn ở mức xấu, mức nguy hại. Hàm lượng bụi mịn luôn ở mức cảnh báo cao. Nhất là những hạt nhỏ bay lơ lửng trong không trung như PM2.5 (dưới 2.5 micromet), PM1.0 (dưới 1 micromet) PM0.1 (nhỏ hơn 0.1 micromet) còn được gọi là bụi nano.

Trong đó, bụi PM2.5 có kích cỡ bằng 1/30 sợi tóc, được hình thành từ các chất như carbon, nitơ và các hợp chất kim loại khác.

Bụi PM2.5 có khả năng thẩm thấu, di chuyển, hấp thụ vào trong máu, đặc biệt nguy hiểm khi các bụi này là hợp chất hữu cơ, Thu*c trừ sâu, kim loại nặng... có thể gây nhiễm độc, ung thư, hen...

Trường hợp nhẹ là hắt hơi, sổ mũi, ho, cấp tính nặng có thể dẫn đến ngạt do suy hô hấp, nhiễm độc máu, ảnh hưởng tim, phổi, thậm chí Tu vong.

Trường hợp mãn tính là viêm phổi, viêm phế quản mãn tính và các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; hen suyễn; tim mạch; viêm da, kích ứng da; căng thẳng thần kinh.

Hà Long 

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/o-nhiem-khong-khi-keo-dai-bo-y-te-khuyen-cao-nguoi-dan-han-che-ra-khoi-nha-post71610.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY