Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Bộ Y tế phát công văn khẩn: Không xét nghiệm COVID-19 theo yêu cầu dịch vụ

Trong giai đoạn hiện nay, các phòng xét nghiệm thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc và khẳng định theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, không xét nghiệm dịch vụ Covid-19 theo yêu cầu

Trước việc một số cơ sở y tế tư nhân thực hiện xét nghiệm COVID-19 cho người dân, mới đây, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 đã ban hành công văn khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu chấm dứt tình trạng này.

Công văn nêu rõ: “Trong giai đoạn hiện nay, các phòng xét nghiệm thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc và khẳng định theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, không xét nghiệm dịch vụ Covid-19 theo yêu cầu”.

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Sở Y tế các tỉnh thành phố đã đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực, sinh phẩm cho phòng xét nghiệm trên địa bàn để đảm bảo có thể xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại chỗ.

Để đảm bảo đầu tư cho công tác xét nghiệm đạt hiệu quả, Ban Chỉ đạo Quốc gia đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thực hiện mua sắm, đầu tư máy móc, trang thiết bị xét nghiệm phải được cân nhắc kỹ để phù hợp với nhu cầu và hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí, nhất là trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, các máy xét nghiệm, trang thiết bị và sinh phẩm có nguồn cung ứng hạn chế, giá thành cao.

Hiện ngành y tế có 95 phòng xét nghiệm Covid-19; các ngành khác (nông nghiệp, quốc phòng) có 15 phòng xét nghiệm; trong đó có 36 phòng xét nghiệm có đủ năng lực khẳng định Covid-19.

Ảnh min họa

Theo Bộ Y tế, phương pháp xét nghiệm phù hợp với điều kiện phòng chống dịch ở nước ta là sử dụng xét nghiệm RT- PCR với test kit do Học viện Quân Y sản xuất, đảm bảo khả năng cung cấp chủ động cho xét nghiệm phòng chống dịch, không phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài.

Việt Nam là quốc gia đứng đầu có số lượng người được xét nghiệm trên một ca dương tính. Công suất xét nghiệm đạt 27.000 mẫu/ngày.

Tin tức mới nhất COVID-19 11/4: Việt Nam có 257 ca nhiễm, 4 bệnh nhân diễn biến nặng nguy kịch

Mạng Y Tế
Nguồn: SaoStar (https://saostar.vn/xa-hoi/bo-y-te-phat-cong-van-khan-khong-xet-nghiem-covid-19-theo-yeu-cau-dich-vu-7322445.html)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY