Bậc “cha chú” 1 được xây dựng từ năm 1964, xương khớp xuống cấp, chuẩn bị về hưu thì cầu 2 và cầu thạch bích lần lượt ra đời, gánh một lượng khá lớn xe cộ, hàng hóa qua lại mỗi ngày ở phía đông và tây thành phố.
Cầu 1 sau nhiều lần gia cố, duy tu, bảo trì vẫn đang phục vụ giao thông cho thành phố nhưng nhàn nhã hơn, thảnh thơi hơn nhờ có sự chia lửa của 2 “đàn em” sức dài vai rộng là 2 và thạch bích mới xây dựng cách đây vài năm.
Có tình trạng “có mới nới cũ” không? thưa rằng không! người thiết tha mong cầu trà khúc 1 vẫn tiếp tục đứng đó, để một mai thành chiếc cầu… lưu niệm, thành chiếc cầu chứng nhân cho những giai đoạn thăng trầm của thành phố nói riêng và tỉnh nói chung.
Sông chảy ngang, cầu chạy dọc là hình ảnh thường thấy khi đi qua vành đai các thành phố duyên hải miền trung. cũng vậy. nhưng cái chất “ngoại ô hoa thơm trái hiền” như thời thị xã xa lắc xa lơ thì vẫn còn nguyên vẹn. có được điều này là do các xã vùng ven khi “lên” thành phố đã không quên mang theo cái chất thuần nông thuần quê. vẫn nước chảy lơ thơ giữa đôi bờ phất phơ lau sậy. vẫn những chiếc xuồng bạc phếch nắng mưa, bơi chầm chậm qua lại chân cầu để giăng câu thả lưới. vẫn những dáng người ngâm mình trong nước bắt con bống con don…
Vậy nên những chiếc cầu trong quần thể “Thiên Ấn niêm hà” (Ấn trời đóng trên sông) vẫn hồn hậu tặng cho người ngắm nó cái cảm giác bình yên, thơ mộng. Với những người mà thời gian đang vẽ lên gương mặt chút… già già, cũ cũ thì cầu dẫn lối đến một miền hoài niệm, xa vời có, gần gũi có, cả những xao động thầm kín của một thời áo trắng êm đềm những vòng xe hò hẹn.
Trong khi cầu 2 căng những “nhịp vai” to khỏe gánh các loại xe siêu trường siêu trọng đi qua thì cầu 1 chỉ đón đưa một lượng người và xe vừa phải vào ra thành phố. nhờ vậy, cầu 1 không đến nỗi ồn ào lắm. đêm hè, những nhóm bạn trẻ thường đưa nhau lên cầu này hóng mát trước khi về khu chợ đêm ở đầu cầu phía nam mua sắm và ăn vặt cho tới khuya.
Riêng cầu Thạch Bích như dải lụa vắt qua phía tây thành phố thì đang “ăn khách” bởi… ăn theo vẻ đẹp thơ mộng, nổi tiếng gần trăm năm trước của thôn Thạch Bích gắn với thắng cảnh “Thạch Bích tà dương”. Nơi đây, theo Non nước xứ Quảng (Phạm Trung Việt), buổi chiều núi Thạch Bích lộng lẫy màu son, bóng tà dương phản chiếu đá núi hắt ngược lên, tạo những vầng mây nhiều màu lung linh. Khi mặt trời lặn, cảnh vật nhuộm màu đen thì riêng đỉnh Thạch Bích còn rực rỡ ánh vàng. Mùa trăng, học sinh, sinh viên dập dìu về cầu này ngắm chiều xuống, trăng lên trên dòng Trà giang hiền hòa.
Những nhịp cầu ở thành phố này như những nhịp ân tình. Chúng kết nối và giao cảm với bao nhiêu người trong và ngoài Quảng Ngãi. Như chiều nay, ngồi bên đầu cầu Thạch Bích, anh bạn quê Sài Gòn bỗng nói giọng buồn buồn: “Mấy ông Quảng ơi! Cầu đẹp thật nhưng mình thấy lo lo vì cát dưới lòng cầu bị lấy đi nhiều quá!”.