Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Quảng Ngãi: Lo trường mầm non biến thành ổ dịch tay chân miệng

Ngành y tế Quảng Ngãi đã lập danh sách hơn 350 trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn tỉnh để lên phương án phòng chống dịch tay chân miệng.
Lo ngại trước nguy cơ bệnh tay chân miệng lây lan trong mùa tựu trường, Sở Y tế Quảng Ngãi một mặt rà soát lại danh sách trường giữ trẻ trên địa bàn, mặt khác cử cán bộ tư vấn, hướng dẫn cho giáo viên, bảo mẫu những biểu hiện ban đầu của bệnh tay chân miệng ở trẻ để kịp thời phát hiện, đưa đến điều trị ở cơ sở y tế.

Ngành y cũng cấp phát hóa chất Cloramin B và hướng dẫn các biện pháp vệ sinh môi trường, lau rửa sàn nhà, vệ sinh cá nhân, dụng cụ sinh hoạt của trẻ tại trường.

Ông Nguyễn Xuân Mến, Phó giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi lo ngại hiện nay dịch bệnh tay chân miệng đã lây lan ra diện rộng ở các xã miền núi của tỉnh. Trong khi ở các địa phương vùng cao, người dân sử dụng nguồn nước tự chảy từ những con suối nên việc khống chế dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Mến, BV Nhi đồng 2 TPHCM cũng đã cử đoàn công tác về tập huấn cho hơn 100 y, bác sĩ Quảng Ngãi các phương pháp để đối phó với căn bệnh này. Vài ngày tới, BV Nhiệt Đới TPHCM tiếp tục phối hợp tập huấn cho đội ngũ y bác sĩ tỉnh chủ động ứng phó với bệnh sốt xuất huyết trong tình cảnh bệnh tay chân miệng vẫn còn dao động ở mức cao. Quảng Ngãi được cho là một trong những địa phương có số bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng cao nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tính đến giữa tháng 8, gần 3.880 bệnh nhân, trong đó 5 đã Tu vong. Bệnh đã xảy ra ở khắp 14/14 huyện, thành phố, diễn biến phức tạp, ở mức trung bình cao. Lứa tuổi mắc bệnh tay chân miệng nhỏ nhất là ba tháng tuổi, lớn nhất 36 tuổi, trong đó số ca mắc bệnh dưới 3 tuổi chiếm gần 7 %. Ngành y tế Quảng Ngãi cũng đã gửi 68 mẫu bệnh phẩm đến Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm phân lập vi rút gây bệnh tay chân miệng, kết quả có 23 mẫu dương tính.

Làm việc với ngành y Quảng Ngãi chiều nay, ông Bùi Trọng Chiến, Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang khẳng định hiện dịch bệnh tay chân miệng vẫn còn diễn biến ở mức cao, thậm chí lây lan sang cả cho người lớn. "Do vậy, cả xã hội cần chung tay phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, không chỉ kiểm soát ở các nhà trẻ, mẫu giáo mà người lớn cần phải lưu tâm khâu vệ sinh, sinh hoạt, gìn giữ môi trường sống xung quanh", ông Chiến nhắc nhở. Theo ông Chiến, ngành giáo dục cần xem khâu giữ gìn vệ sinh môi trường trường lớp học như là nội quy bắt buộc, góp phần sớm khống chế dịch bệnh tay chân miệng.

Hiện tại, cả nước đã có 32.000 ca mắc bệnh tay chân miệng, 81 trường hợp đã Tu vong. Trước tình hình này, Tân Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đang cân nhắc đề nghị công bố dịch bệnh tay chân miệng. Bộ Y tế cũng quyết định thành lập 10 đoàn công tác về 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam để kiểm tra việc tập huấn truyền thông, phòng dịch và điều trị bệnh tay chân miệng. Theo Trí Tín - VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-quang-ngai-lo-truong-mam-non-bien-thanh-o-dich-tay-chan-mieng-9925.html)

Tin cùng nội dung

  • Tại TP.HCM đã có 9 trẻ Tu vong do bệnh tay chân miệng, BV Nhi Đồng 1 gửi mẫu ra nước ngoài xét nghiệm nhằm làm rõ về type virus gây bệnh.
  • Khi trẻ có những dấu hiệu mẩn đỏ trong lòng bàn tay, bàn chân, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện theo dõi, cách ly điều trị ngay.
  • TP.HCM thêm 2 em bé ch*t do bệnh tay chân miệng, đưa số trẻ Tu vong vì bệnh này từ đầu năm đến nay lên số 9.
  • Từ ngày 13/5, Sở Y TP.HCM tế sẽ phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức 6 đoàn kiểm tra công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh tại các trường mầm non.
  • (Mangyte) - Trong tháng 4, TP.HCM có gần 600 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tiếp tục có thêm 3 trẻ Tu vong.
  • Từ đầu năm đến nay tại TPHCM có 3 trường hợp Tu vong do bệnh tay chân miệng. Bệnh tấn công vào nhiều trường học khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY