Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Trải nghiệm cận tử của người suýt Ch?t vì H1N1, giờ lại nhiễm Covid-19

Trung Quốc cử bác sỹ tới Triều Tiên vì sức khỏe của ông Kim Jong Un?

Ngày 13/3, bà mẹ hai con người Singapore nhận kết quả xét nghiệm dương tính với virus Corona và trở thành ca nhiễm thứ 203 tại quốc đảo này. Trước đó, Nadia kể lại rằng cô cảm thấy không khỏe vào tối 11/3, ngày sinh nhật lần thứ tư của con gái, đúng 3 ngày sau khi trở về từ chuyến công tác tại Jakarta, Indonesia.

Cô bị sốt, đầu đau nhói và cơ thể đau nhức. Ngày hôm sau, nhiệt độ tăng lên 39,2 độ C và cô cảm thấy khó thở. Nadia vốn bị hen suyễn quyết định đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Changi (CGH).

Vào ngày 13/3, kết quả xét nghiệm cho biết cô bị nhiễm virus Corona. "Tôi cảm thấy tê liệt, Ch?t lặng, không nói nên lời", bà mẹ của hai đứa trẻ bốn, tám tuổi nói. "Không hoảng loạn nhưng tâm trí của tôi rối bời. Tôi cố nhớ lại những người đã tiếp xúc gần gũi. Suy nghĩ đầu tiên của tôi là các con và chồng tôi”.

Đó là một trải nghiệm quá quen thuộc với cô Nadia, người đã được xuất viện khỏi CGH vào ngày 29/3 sau khi nhập viện khoảng ba tuần.

Trên ngưỡng cửa thần Ch?t

Trở lại năm 2009, cô thức dậy sau một đêm và cảm thấy khó thở sau khi bị các triệu chứng cúm trong vài ngày. "Tôi nghĩ rằng đó chỉ là một cơn cảm lạnh bình thường", Nadia, người thường mơ thấy mình bị Ch?t đuối nói. "Tôi thức dậy, thở hổn hển vì thiếu không khí. Có cảm giác như thể phổi của tôi không hoạt động".

Đến lúc đó, em gái cô, người ở cùng phòng đã ở bên cạnh và kêu gọi cha họ đưa cô đến CGH, bệnh viện gần nhà họ nhất, Nadia nhớ lại. Rất nhanh, đôi môi cô chuyển sang màu xanh do thiếu oxy và cô bị rơi vào trạng thái bất tỉnh. Cô như đang trên bờ vực của sự sống và cái Ch?t.

"Tôi thực sự nghĩ rằng tôi sẽ không vượt qua được. Trên đường tới đó, em gái tôi đã xoa lưng tôi và hét lên để bố tôi lái xe nhanh hơn vì - chị ấy sẽ không sống được", Nadia nói.

"Phổi tôi cảm thấy bốc cháy và mắt tôi chảy nước. Tôi thở hổn hển, cố gắng hết sức để có không khí vào. Trong tâm trí tôi, tôi đang nói với Chúa rằng tôi đã sẵn sàng nếu cuộc sống của tôi kết thúc".

Khi đến bệnh viện, nhân viên y tế nhanh chóng bế cô lên xe lăn và kiểm tra nhiệt độ. Trước khi ngất lịm, cô tình cờ nghe một người trong số họ nói rằng nhiệt độ của cô là 43 độ C.

"Tôi không thể nhớ lại bất cứ điều gì khác sau đó", Nadia cho biết. Sau khi có kết quả kiểm tra dương tính với bệnh cúm H1N1, cô được được đưa vào khu cách ly. "Nơi tôi bị cách ly bây giờ cũng là nơi trước đây tôi từng được điều trị H1N1”.  

Năm 2009, H1N1 là một đại dịch toàn cầu. Chỉ riêng ở Singapore, hơn 400.000 người đã bị nhiễm bệnh trong vòng chưa đầy một năm. Khoảng 20 người ở đây đã Ch?t.

Các bác sỹ cho Nadia dùng máy trợ thở và Thu*c được truyền qua tĩnh mạch của cô. Tình trạng của Nadia cuối cùng cũng ổn định, và cô đã được xuất viện sau gần hai tuần. Kể từ đó, mỗi khi cảm thấy không khỏe, cô tìm kiếm sự trợ giúp y tế mà không do dự vì trải nghiệm khó chịu với bệnh cúm.

Cảm giác tội lỗi khi mắc Covid-19

Lần này, kiểm tra bằng tia X-quang cho thấy các vết lốm đốm trắng trong phổi của Nadia và cô được chuyển đến một phòng cách ly. "Tôi không ngạc nhiên vì phổi của tôi luôn yếu, nhưng tôi không nghĩ gì về Covid-19", Nadia nói.

Mặc dù rất lạc quan nhưng Nadia phải nhận tin không thể buồn hơn khi xét nghiệm kết luận: dương tính với virus Corona. Nhà chức trách xác định Nadia là trường hợp nhiễm virus nhập khẩu từ chuyến đi công tác đến Jakarta từ ngày 6/3 đến ngày 8/3. Có điều, Nadia không biết mình nhiễm virus ở đâu vì những mối liên hệ gần gũi của cô ở Indonesia đều khỏe mạnh.

"Tôi đã mang gánh nặng tội lỗi. Tôi không biết làm thế nào để báo tin cho chồng. Cuối cùng tôi đã gọi cho anh ấy và anh ấy rất bình tĩnh".

Cô không biết nói gì khác ngoài lời xin lỗi chồng. Sau đó, gia đình nhỏ gồm hai đứa con cũng bị cách ly cho đến ngày 26/3. Trong thời gian này, gia đình và bạn bè của cô đã phải chạy đôn đáo để giúp đỡ họ.

"Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi là những đứa trẻ bị nhiễm bệnh. Tôi liên tục cầu nguyện cho chúng", Nadia tâm sự. Rất may, các thành viên gia đình cô không nhiễm virus SARS-CoV-2. Hàng ngày, Nadia trò chuyện với chồng và các con qua một cuộc gọi video, nhưng cảm giác phải xa họ thật khó chịu.

"Tôi không thể ôm con khi chúng buồn bã. Tôi chỉ có thể xem chúng qua màn hình", cô chia sẻ.

Những ngày đầu tiên “cảm giác dài vô tận”

Vài ngày đầu tiên sau khi nhập viện luôn có "cảm thấy dài vô tận", cô Nadia bộc bạch, nhưng "tôi có nhiều thời gian cho bản thân mình hơn. Trước đây, lịch làm việc của tôi chật kín. Tôi di chuyển liên tục và hiếm khi có thời gian cho cá nhân mình".

Trong vài ngày sau khi cách ly, cô bị sốt, đau đầu và đau nhức cơ thể. Một tuần sau, nhiều triệu chứng xuất hiện. Nhiệt độ của cô tăng trở lại, cô bị buồn nôn và tiêu chảy. "Tôi lăn lộn trên giường và cố gắng chịu đựng cơn đau", cô nói.

Sau 2 tuần điều trị, Nadia cảm thấy tốt hơn và cuối cùng cô cũng được xuất viện vào ngày 29/3 sau hai lần xét nghiệm có kết quả âm tính. "Đó là cảm giác đẹp nhất", cô nói.

Khi bước ra khỏi CGH, chồng cô đã ở đó. Họ lên xe taxi và về nhà. "Tôi đã không nhìn lại". Nadia đang mong được nhìn thấy con mình. "Tôi muốn ôm chúng, nhưng tôi cũng sợ. Tôi biết mình đã bình phục, nhưng tôi nghĩ liệu tôi có nên đợi vài ngày trước khi ôm chúng không".

Khi về đến nhà, lũ trẻ ngây ngất và liên tục nhảy lung tung, cô nhớ lại. "Tôi muốn khóc. Tôi dọn dẹp nhà cửa và đến gần những đứa trẻ, nhưng vẫn giữ khoảng cách. Tôi biết rằng tôi phải thực hiện từng bước một”.

Cuối cùng Nadia cũng được ôm, hôn các con và quyết định chia sẻ kinh nghiệm của mình để khuyên mọi người không nên coi nhẹ virus Corona. "Điều đáng lo ngại là có nhiều trường hợp nhiễm virus không có liên kết", cô nói. "Virus này có thể ở bất cứ đâu và ở bất cứ ai."

Cô Nadia cũng cảm ơn đội ngũ y tế đã chăm sóc cô. "Chưa một lần họ làm tôi cảm thấy khó chịu hay khó xử vì tôi bị nhiễm Covid-19", cô nói và thêm rằng họ đã chào đón cô một cách vui vẻ mặc dù trông có vẻ mệt mỏi.

Cô ghi nhớ tên của tất cả 35 nhân viên y tế mà cô đã gặp. "Những nhân viên chăm sóc sức khỏe vị tha này cũng có những người thân yêu đang chờ ở nhà. Họ cũng phải lo lắng về việc nhiễm virus nhưng họ không thể hiện điều đó", cô nói.

"Tôi muốn nhớ họ bằng tên của họ không chỉ là y tá hay bác sĩ. Họ xứng đáng được ghi nhận cho sự hy sinh của họ".

Nguyễn Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/trai-nghiem-can-tu-cua-nguoi-suyt-chet-vi-h1n1-gio-lai-nhiem-covid-19-post77633.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY