Bạn nên biết hôm nay

Trẻ cần lưu ý gì khi chơi thể thao

TP HCM-Trẻ nhỏ nên chơi những môn thể thao vừa sức, kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp phát hiện bất thường.

Phó giáo sư Vũ Minh Phúc, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết ở những nước phát triển, bác sĩ gia đình luôn yêu cầu trẻ phải đi khám sức khỏe toàn diện trước khi chơi thể thao. Dựa trên kết quả kiểm tra điện tim, siêu âm tim, chụp hình phổi... bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của trẻ, những nguy cơ bệnh tật, từ đó đưa ra khuyến cáo cho việc tập luyện môn thể thao phù hợp.

Bác sĩ khuyến cáo trẻ chơi thể thao chuyên nghiệp trong câu lạc bộ, đội nhóm thể thao có thi đấu, nhất thiết phải thực hiện kiểm tra sức khỏe. Trẻ chơi thể thao nghiệp dư, có thể không cần kiểm tra sức khỏe trước tập luyện nhưng cần khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần để kịp thời phát hiện những bất thường.

Đầu tháng 12, một học sinh lớp 7 trường THCS Đồng Khởi bị bạn học đá bóng trúng ngực, ngất xỉu trên sân cỏ Trung tâm Thể dục Thể thao Quận 1. Bé được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng ngưng tim ngưng thở, Tu vong.

Theo phó giáo sư Phúc, ngực có những vùng phản xạ của dây thần kinh giao cảm, phó giao cảm số 10. Đây là những phản xạ có thể gây ngưng tim, ngưng thở. Quả bóng nếu đập vào vùng kích thích dây thần kinh phó giao cảm, có thể khiến bệnh nhi ngưng tim, ngưng thở. Chưa thể nhận định lực tác động của quả bóng có làm vỡ tim, vỡ phổi hay không, cần có kết quả giải phẫu tử thi.

"Bệnh nhi có thể có bệnh lý nền rối loạn nhịp tim từ trước nhưng không được phát hiện, trong quá trình gắng sức hoặc chịu lực tác động mạnh thì tình trạng rối loạn nhịp có thể xuất hiện", bác sĩ Phúc phân tích. Ở bé trai này cần nghĩ đến những hội chứng gây rối loạn nhịp thất dẫn tới rung thất, ngưng tim.

Trẻ khó tránh khỏi những va chạm, thương tích trong khi luyện tập thể thao, thi đấu những môi đối kháng. Trẻ có bệnh tim mạch tham gia chơi thể thao thường có nguy cơ gặp những tình huống đe dọa sinh mạng hoặc ảnh hưởng sức khỏe cao hơn trẻ bình thường nên cần thận trọng.

"Những T*i n*n dẫn đến Tu vong là khá hy hữu, ít gặp nên các phụ huynh không nên quá hoang mang", bác sĩ Phúc nói. Trẻ em cần được khuyến khích tập luyện phù hợp để có sự phát triển thể lực.

Phó giáo sư Lê Thị Tuyết Lan, Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, cho biết nhiều người khi bình thường rất khỏe mạnh nên không biết trước được nguy cơ có thể xảy ra khi vận động mạnh. Do vậy mỗi người cần hiểu rõ giới hạn bản thân của mình, xác định được ngưỡng tập luyện để có chế độ vận động hợp lý.

Gần đây phân tích dữ liệu bệnh nhân đo gắng sức tim mạch, hô hấp bằng cách đạp xe đạp, chạy trên thảm lăn tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1, các bác sĩ phát hiện không ít bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, lên cơn suyễn hoặc đóng dây thanh âm... khi vận động mạnh dù trước đó không có bất thường. 

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/tre-can-luu-y-gi-khi-choi-the-thao-4022231.html)

Tin cùng nội dung

  • Trước hết cần uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày (từ 1,5 - 2 lít) bao gồm cả lượng nước có trong rau, quả, canh, uống sữa.
  • Trong những cuộc tập luyện và tranh tài thể thao, ngoài ý chí quyết tâm còn đòi hỏi phải có một thể lực sung mãn.
  • Để Thuốc phát huy hiệu quả nhất trong điều trị bệnh thì cách dùng Thuốc có vai trò quan trọng.
  • Ở độ tuổi 6-11, trẻ rất hiếu động, vận động nhiều để hoàn thiện chiều cao, cơ xương khớp. Vì vậy, cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
  • Các bác sỹ vẫn thường khuyên chúng ta nên chơi thể thao hàng ngày để có một sức khoẻ tốt. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của thể thao đối với sức khoẻ, những người chơi thể thao cần phải chú ý tới chế độ dinh dưỡng dưới đây.
  • Điều kiện đấu thầu Dự án cải tạo Trường bắn thuộc Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia (TTHLTTQG) rất chặt chẽ, nghiêm chỉnh nhưng cả hai đơn vị “trúng” đều gây tranh cãi.
  • Luyện tập thể dục thể thao (TDTT) vừa sức sẽ giúp cho cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Ðó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động.
  • Hầu hết người cao tuổi đều có nhu cầu vận động TDTT và tại các thành phố lớn chúng ta có thể thấy việc này trở thành một phong trào tương đối rộng từ gia đình cho tới cộng đồng.
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY