Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Trẻ nên ăn gì khi mẹ thiếu sữa?

Sau khi sinh con, người mẹ cần cho con bú sớm, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú đến 24 tháng tuổi. Nhưng vì một lý do nào đó mà người mẹ không đủ sữa nên có 2 cách để lựa chọn là cho trẻ bú trực (bú nhờ) hoặc cho trẻ ăn thêm sữa bột công thức.

Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng và kháng thể, các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối phù hợp với sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ nhỏ. Nhưng vì một lý do nào đó mà người mẹ không đủ sữa cho con thì trong 6 tháng đầu ngoài việc tận dụng nguồn sữa mẹ, nhất thiết phải chọn giải ăn thêm sữa ngoài. Ăn thêm sữa ngoài có 2 cách để lựa chọn là cho trẻ bú trực (bú nhờ) hoặc cho trẻ ăn thêm sữa bột công thức.

Bú trực (bú nhờ) là thói quen của nhiều bà mẹ trước kia vì có thể mẹ ít sữa, mẹ phải đi làm xa, đồng thời vì lúc đó sữa bột công thức còn hiếm và đắt. Hiện nay, có ngân hàng sữa mẹ đó cũng là hình thức bú trực (bú nhờ) nhưng không phải là đứa trẻ bú trực tiếp sữa của bà mẹ. Bú trực (bú nhờ), sữa từ ngân hàng sữa cũng là bú mẹ và sữa mẹ nào cũng tốt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên bú trực cũng có nguy cơ lây truyền bệnh truyền nhiễm qua đường sữa và máu.

Vì vậy, khi cho trẻ đi bú trực, gia đình trẻ cần lựa chọn bà mẹ khỏe mạnh. Người cho sữa không bị các bệnh truyền nhiễm như viên gan B, viêm gan C, bệnh HIV, bệnh lao,…để tránh truyền bệnh sang cho trẻ. Khi cho trẻ bú trực, cần tìm hiểu kỹ người mình xin cho trẻ bú, đồng thời phải chắc chắn họ là người khỏe mạnh mới cho bú trực.

Khi cho trẻ đi bú trực, gia đình trẻ cần lựa chọn bà mẹ khỏe mạnh. Người cho sữa không bị các bệnh truyền nhiễm như viên gan B, viêm gan C, bệnh HIV, bệnh lao,…

Ăn thêm sữa công thức: Với mỗi lứa tuổi có một loại sữa riêng, vì vậy cần lựa chọn sữa công thức sao cho phù hợp với trẻ. Mỗi một sản phẩm sữa là loại thực phẩm, có thể phù hợp với trẻ này nhưng lại không phù hợp với trẻ khác mặc dù cùng nhóm tuổi là do cơ địa, khả năng tiêu hóa và hấp thu. Vì vậy khi lựa chọn sữa công thức cho trẻ, các bà mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

Sữa dùng cho lứa tuổi nào? có phù hợp với lứa tuổi con mình hay không?

Để đảm bảo nhu cầu cho sự phát triển tòan diện của trẻ, hãy lựa chọn sữa dựa vào những thành phần quan trọng nhất của sữa bao gồm: Năng lượng, chất đạm, chất béo.

Giá trị của sữa không phải từ giá cả: không phải cứ sữa đắt, sữa có giá thành cao là tốt. Mà điều quan trọng là bạn cho con bạn được bao nhiêu phần trăm năng lượng từ sữa trong một ngày, lượng sữa trẻ uống hàng ngày là quan trọng, vì tổng năng lượng trẻ ăn được hàng ngày sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng của trẻ.

Do khả năng tiêu hóa của trẻ trong những tháng đầu sau sinh còn yếu, nên khi pha sữa cho trẻ cần đúng tỉ lệ, công thức cho từng tháng tuổi. Không pha nồng độ sữa loãng quá, hay nồng độ đặc quá vì ảnh hưởng tới việc tiêu hóa và hấp thu của trẻ, đồng thời không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Ths.Bs. Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/tre-nen-an-gi-khi-me-thieu-sua-n130328.html)

Tin cùng nội dung

  • Để quản lý và duy trì cân nặng lành mạnh, hiệu quả. Bạn cần có một chiến lược toàn diện nhằm quản lý cân nặng dựa trên nền tảng khoa học. Bài viết dưới sự tư vấn của Th.S, BS Lê Thị Hải sẽ giúp bạn hiểu được chiến lược toàn diện cần thiết để tăng cường hiệu quả quản lý cân nặng.
  • Theo thống kê, hàng năm số người Tu vong do các bệnh tim mạch luôn đứng đầu trong các bệnh. Trong các bệnh lý về tim mạch, việc điều trị bằng Thu*c là vấn đề phải làm, thế nhưng chế độ ăn uống có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa.
  • Thời gian, công việc, áp lực cuộc sống… khiến nhiều phụ nữ lo sợ nếp nhăn, béo phì, không còn hấp dẫn. Để có được một cơ thể khỏe mạnh, xinh đẹp cần có một chế độ ăn và lối sống lành mạnh như: ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, vận động thể lực thường xuyên, suy nghĩ tích cực... và một số bí quyết sau đây.
  • Mẹ nào cũng muốn cung cấp cho con những bữa ăn ngon và mong con khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều thói quen trong khi chế biến đồ ăn hàng ngày của các mẹ đôi khi làm mất đi lượng dinh dưỡng lớn trong thực phẩm và gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.
  • Do trẻ có vị giác tốt hơn người lớn, nên bạn nên nêm nhạt một chút. Vì vừa với bạn có thể là quá mặn đối với trẻ.
  • Mẹ bầu cần ăn sáng đầy đủ và có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để giúp bé phát triển khỏe mạnh sau này.
  • Thừa cân, béo phì ở trẻ em gây nhiều hậu quả xấu tới sức khỏe như đái tháo đường typ 2, rối loạn chuyển hóa lipid máu và tăng huyết áp.
  • Không khí ấm cúng ngày Tết không thể nào thiếu những mâm cỗ và bữa ăn thịnh soạn.
  • Hội chứng kém hấp thu là tình trạng cơ thể thất bại trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm.
  • Khi mang thai, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn bình thường, nhằm tạo sự phát triển cho thai nhi và tạo sữa cho con bú
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY