Theo thống kê, hàng năm số người Tu vong do các bệnh tim mạch luôn đứng đầu trong các bệnh. Trong các bệnh lý về tim mạch, việc điều trị bằng Thu*c là vấn đề phải làm, thế nhưng chế độ ăn uống có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa.
Mặc khác, hiện nay phần lớn trong số người có nguy cơ mắc bệnh chỉ chú ý vào một khía cạnh là làm sao để hạ cholesterol máu ở mức ổn định trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày đành phải từ bỏ các món ăn khoái khẩu. Các chuyên gia về tim mạch lại khuyên rằng, “để có một trái tim khỏe mạnh, không nhất thiết phải kiêng khem quá khắt khe, mà cần phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày sao cho đầy đủ và hợp lý”.
Giảm lượng muối ănĐể phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phải hạn chế lượng muối ăn vì nó có sự liên quan đến bệnh tăng huyết áp. Đối với người mắc bệnh tăng huyết áp, cần phải hạn chế tối đa lượng muối ăn vào và phải kiểm soát được cân nặng. Làm được như thế, người bệnh có thể kiểm soát huyết áp.Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: lượng muối ăn tối đa trong chế độ ăn mỗi ngày là 3g nhưng thông thường trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày chúng ta ăn gấp đôi số này, vì trong thức ăn chế biến sẵn và các loại thực phẩm tự nhiên bản thân chúng cũng đã có một lượng muối khoáng nhất định.
Giảm chất béo trong chế độ ănChất béo ở đây chính là cholesterol, nếu chúng ta ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tăng cholesterol và béo phì. Đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Ngoài ra, khi chế độ dinh dưỡng có tỉ lệ mỡ cao cũng là yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường và ung thư đại tràng.Để phòng ngừa bệnh lý tim mạch, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phải hạn chế sử dụng chất béo với cơ cấu lượng mỡ dưới 30% tổng năng lượng, nhất là lượng chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa cần phải hạn chế dưới 10% vì nó là nguyên nhân chính và trực tiếp làm tăng cholesterol máu và cholesterol tăng cao là một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra chứng xơ vữa động mạch và bệnh lý mạch vành. Do đó, cần phải thực hiện chế độ ăn giảm đến mức tối đa lượng cholesterol và phải thực hiện việc điều trị triệt để tình trạng tăng cholesterol.
Tăng lượng chất bột chiếm 50 - 55% tổng số năng lượngChất bột là chất cần gia tăng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhưng chỉ dừng lại ở mức 50 - 55%, loại chất bột có trong các loại trái cây. Trái cây, các loại rau quả, trái cây và hạt nguyên vỏ ngoài việc cung cấp tinh bột nó còn chứa nhiều chất chất rất có ích cho sức khỏe tim mạch và ung thư như: chất xơ, chất chống oxy hóaNgoài ra tinh bột còn có trong các sản phẩm như: ngũ cốc, cơm, các loại mì ống và bánh mì.
Hạn chế lượng đạm ở khoảng 15% tổng số năng lượngCác chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo: trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bình thường, lượng chất đạm chiếm 30% khẩu phần và đối với
mắc bệnh tim">người
mắc bệnh tim mạch, trong khẩu phần ăn, lượng đạm chỉ nên chiếm 15% tổng nhu cầu năng lượng.
Cần tránh xa bia, rượuCác chuyên gia về dinh dưỡng cho rằng rượu có tác dụng phức tạp đối với sức khoẻ tim mạch do đó cần phải tránh xa bia rượu. Mặt khác các chuyên gia tim mạch lại cho rằng việc uống một ít rượu vang đỏ làm giảm nguy cơ lên cơn đau tim, vì các lý do như sau:- Thứ nhất, rượu làm tăng nồng độ loại cholesterol tốt (HDL) trong máu, giúp giảm nguy cơ bệnh tim.- Thứ hai, vài loại rượu có khả năng hạn chế sự đông máu, đây là quá trình chính dẫn đến cơn đau tim.Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa xác định chính xác chất nào có trong rượu vang đỏ có tác dụng hạn chế đông máu nói trên.
Kiểm soát trọng lượngBéo phì, thừa cân là yếu tố nguy cơ gây nên nhiều bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, trong đó có khoảng 15% số ca Tu vong có liên quan đến bệnh lý tim mạch do béo phì, thừa cân. Do vậy, trong chế độ ăn hàng ngày việc giảm cung cấp năng lượng sẽ làm giảm nguy cơ béo phì. Ngoài ra còn phải tập thể dục thể thao để cơ thể duy trì cân nặng ở mứC lý tưởngTóm lại, để có thể phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, ngoài việc phải tập luyện thể dục thể thao thì chế độ ăn đầy đủ chất trong phạm vi nhất định theo tỉ lệ nhất định có vai trò rất lớn để chúng ta có được trái tim khỏe mạnh
BS. HỒ VĂN CƯNG