Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Trẻ nhiễm COVID-19 mắc hội chứng lạ giống Kawasaki: làm sao phân biệt hai bệnh?

MangYTe - Về cơ bản, triệu chứng của bệnh COVID-19 và Kawasaki khá giống nhau: đều bị sốt, mệt mỏi, đau cơ. Do đó các chuyên gia đang nghi ngờ rằng hai bệnh này có liên quan rất lớn.

Tổ chức Y tế thế giới hiện điều tra mối liên quan giữa COVID-19 và Kawasaki - Ảnh: MEDPAGETODAY

Kawasaki được đặt theo tên của bác sĩ Nhật Bản, người đầu tiên xác định bệnh vào năm 1967, Tomisaku Kawasaki. Bệnh này là một trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh tim ở trẻ em tại các nước công nghiệp.

Bệnh ảnh hưởng đến khoảng 7.000 trẻ em ở Mỹ mỗi năm. Hầu hết đối tượng nhiễm là trẻ dưới 5 tuổi nhưng có thể xảy ra ở thanh thiếu niên.

Trẻ em mắc bệnh Kawasaki thường sẽ có một số hoặc tất cả các triệu chứng sau:

- Sốt cao hơn 38 độ kéo dài ít nhất 4 hoặc 5 ngày.

- Phát ban xung quanh vùng bẹn, đùi hoặc lưng, ngực.

- Sưng tấy ở tay và chân, da dễ bong tróc.

- Mắt đỏ, tương tự như đau mắt đỏ.

- Sưng hạch bạch huyết ở cổ và nách.

- Đỏ/sưng, nứt môi, đau họng và rát lưỡi (đôi khi được gọi là lưỡi dâu tây).

- Một số trẻ cũng bị sưng khớp, đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa, quấy khóc.

Bệnh Kawasaki có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể trẻ em, bao gồm niêm mạc miệng, mũi và cổ họng (màng nhầy), da, đôi mắt và các hạch bạch huyết (một phần của hệ thống miễn dịch).

Nghiêm trọng hơn có thể gây viêm mạch máu, viêm các động mạch vành cung cấp máu cho tim dẫn đến phình động mạch hoặc thu hẹp các động mạch. Trong trường hợp xấu nhất là sưng cơ tim, viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim.

Đối với COVID-19, các triệu chứng thường gặp nhất là:

- Sốt

- Ho khan

- Mệt mỏi

- Các triệu chứng ít gặp hơn gồm: đau nhức, đau họng, tiêu chảy, viêm kết mạc, đau đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, da nổi mẩn, ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ.

- Các triệu chứng nghiêm trọng: khó thở, đau hoặc tức ngực, mất khả năng nói hoặc cử động.

Bệnh lý của bệnh Kawasaki hiện vẫn chưa được biết rõ ràng nhưng một số chuyên gia cho rằng bệnh có thể do nhiễm trùng từ một vi sinh vật tiết ra độc tố hoặc là kết quả của một quá trình liên quan đến siêu kháng nguyên tương tự như COVID-19. Do đó, các chuyên gia đang nghi ngờ rằng hai bệnh này có sự liên quan rất lớn.

Tổ chức Y tế thế giới hiện đang điều tra mối liên quan giữa COVID-19 và Kawasaki khi có những báo cáo về sự gia tăng tình trạng "nhiễm hội chứng viêm lạ giống như Kawasaki" ở trẻ em tại Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, riêng tại Mỹ đã có 100 em bị, trong đó 3 em đã Tu vong.

KA KA (Tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/tre-nhiem-covid-19-mac-hoi-chung-la-giong-kawasaki-lam-sao-phan-biet-hai-benh-20200516083024797.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Hội chứng ruột kích thích là một loại bệnh lý đặc trưng bởi các rối loạn chức năng của ống tiêu hóa với biểu hiện chủ yếu ở đại tràng.
  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Hội chứng ruột kích thích biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài
  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Bệnh Kawasaki là một căn bệnh mà trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi) có thể mắc phải. Bệnh có thể có các triệu chứng như sốt, nổi phát ban, đỏ mắt, sưng hạch bạch huyết cũng như đau khớp xương và các triệu chứng tim mạch.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY