Cây thuốc quanh ta hôm nay

Tri mẫu (Thân rễ, Rhizoma Anemarrhenae): Thuốc đông dược trị sốt cao khát nước

Thanh nhiệt, tả hoả, trừ phiền chỉ khát, nhuận táo. Chủ trị: Nhiệt bệnh có sốt cao khát nước, phế thậnâm hư có cốt chưng, trào nhiệt; nội nhiệt tiêu khát, ruột ráo táo bón.

Thân rễ phơi hoặc sấy khô của cây Tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides Bunge), họ Bách hợp (Liliaceae).

Mô tả

Hình khúc dẹt hoặc trụ, hơi cong queo, có khi phân nhánh, dài 3 - 15 cm, đường kính 0,8 - 1,5 cm. Một đầu còn sót lại gốc thân và vết cuống lá màu vàng nhạt. Mặt ngoài có màu vàng nâu đến nâu. Mặt trên của thân rễ có một rãnh lớn và có nhiều đốt vòng  xếp sít nhau, trên đốt có nhiều gốc lá còn sót lại màu nâu vàng mọc ra 2 bên, mặt dưới có nếp nhăn và nhiều vết rễ nhỏ hình chấm tròn lồi lõm. Chất cứng, dễ bẻ gẫy. Mặt gẫy màu vàng nhạt. Mùi nhẹ. Vị hơi ngọt, đắng, nhai có chất nhớt.

Định tính

A. Trộn 2 g bột dược liệu với 10 ml ethanol (TT), lắc, để lắng 20 phút. Lấy 1 ml dịch trong  ở bên trên; cô bốc hơi đến cắn. Nhỏ 1 giọt acid sulfuric (TT) vào cắn, lúc đầu hiện ra màu vàng, sau biến thành màu đỏ, màu tím, rồi màu nâu.

B. Lấy 0,5 g bột dược liệu vào ống nghiệm, thêm 10 ml nước, lắc kỹ, một lớp bọt bền được taọ thành. Lọc, lấy 2 ml dịch lọc, thêm 1 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% (TT) xuất hiện tủa màu xanh đen.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254 đã hoạt hoá ở 110 0C trong 1 giờ.

Dung môi khai triển: Cloroform - ethylacetat (11 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 50 ml ethanol 95% (TT), đun hồi lưu 60 phút, để nguội, lọc, lấy dịch lọc, thêm 2 ml acid  dung dịch acid sulfuric 5% (TT), đun hồi lưu trong cách thuỷ 3 giờ và sau đó cô dung dịch đến cắn. Hoà tan cắn trong 2 ml cloroform (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hoà tan  sarsasapogenin trong cloroform (TT) để dược dung dịch chứa 5 mg/ml  làm dung dịch đối chiếu. Nếu không có sarsasapogenin, lấy 5 g bột Tri mẫu (mẫu chuẩn) rồi chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt  lên bản mỏng 7 ml  mỗi dung dịch thử  và dung dịch đối chiếu. Triển khai xong, lấy bản mỏng ra phơi khô ngoài không khí. Phun hỗn hợp  của dung dịch vanilin 8% trong ethanol khan (TT) và dung dịch acid sulfuric (được pha bằng cách: Lấy 2 ml nước, thêm cẩn thận 7 ml acid sulfuric (TT), làm lạnh, thêm nước vừa đủ 10 ml). Sấy bản mỏng 5 phút ở 100oC. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 %.

Tạp chất

Rễ con, các bộ phận còn lại từ lá ch*t và các tạp chất khác: Không quá 3 %.

Tro toàn phần

Không quá 8,5%.

Tro không tan trong acid

Không quá 4.0%.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân, thu. Đào lấy thân rễ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi khô.

Bào chế

Tri mẫu: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô, bỏ lông và chất vụn.

Tri mẫu chế muối: Lấy Tri mẫu, rang nhỏ lửa đến khô, lấy ra tẩm nước muối, lại sao khô, lấy ra để nguội. Cứ 100 kg Tri mẫu phiến dùng 2,8 kg muối.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh ẩm, sâu mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, cam, hàn. Vào các kinh phế, vị, thận .

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, tả hoả, trừ phiền chỉ khát, nhuận táo. Chủ trị: Nhiệt bệnh có sốt cao khát nước, phế thậnâm hư có cốt chưng, trào nhiệt; nội nhiệt tiêu khát, ruột ráo táo bón. 

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 6 - 12 g, dạng Thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị Thuốc khác.

Kiêng kỵ

Người hư hàn không nên dùng.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/duocdiendongduoc/tri-mau-than-re-rhizoma-anemarrhenae/)

Tin cùng nội dung

  • Hiện tượng co giật ở trẻ rất có hại cho cơ thể và bộ não do thiếu ôxy não, nhất là nếu cơn co giật kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần.
  • Địa long còn có tên giun đất, khưu dẫn, là con giun khoang cổ đã phơi khô (Pheretima asiatica Michaelsen.), thuộc họ cự dẫn.
  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế
  • Cúm là một bệnh do virut typ A và typ B lây truyền ở đường hô hấp trên và dưới, thường phát thành dịch lớn, tái xuất hiện hàng năm và kéo dài 6-8 tuần, thế giới hàng năm có hơn 10% dân số mắc cúm.
  • Sốt cao co giật là một bệnh hay gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi (chủ yếu ở lứa tuổi từ 12 – 18 tháng), khi có đợt sốt cao, chiếm tỷ lệ khoảng 5%.
  • Trong điều trị, bên cạnh tác dụng chữa bệnh của Thuốc thì dị ứng Thuốc luôn là một nguy cơ mà cả thầy Thuốc và bệnh nhân cần đề phòng và ứng phó khi xảy ra.
  • Trẻ bị sởi nên hạn chế chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, nội tạng động vật, bánh kem, chocolate.
  • Nắng nóng như thiêu như đốt trên 40 độ C khiến nhiều trẻ nhỏ lũ lượt được đưa đi khám với biểu hiện sốt do say nóng, trẻ sốt cao nhưng mũi họng không có biểu hiện viêm nhiễm, chảy nước.
  • Câu đằng là thân cành non mang gai móc câu phơi khô của cây câu đằng (Uncaria rhynchophylla (Miq) Jack.)
  • Sốt là phản xạ của cơ thể và với nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân có lợi nhưng đa số nguyên nhân là có hại, đặc biệt là sốt cao gặp ở trẻ em và NCT. Khi NCT bị sốt,
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY