"Nhân sinh nhất thế, thảo mộc nhất thu", bất kể sự vật nào cũng có "một đời" của riêng minh, dài ngắn không giống nhau, con người sống 100 năm là một đời, cây cỏ sống 1 năm cũng là một đời.
Là người, ắt có sự nóng nảy, gặp việc khó khăn, có người để sự bốc đồng khỏa lấp, có người lại luôn giữ được sự bình tĩnh, tỉnh táo, gặp chuyện gặp người hòa hòa khí khí, khống chế được sự nóng nảy, dùng sự hào sảng định nghĩa nên một cuộc đời ung dung tự tại của mình.
Trí tuệ đời người, dùng 12 chữ nói tận: thắng ở hòa khí, bại tại nóng tính, thành tại rộng lượng
Trong "Kinh Dịch" có viết: "Hòa khí trí tường, quái khí trí lệ", ý muốn nói, hòa khí đem tới sự cát tường, ngược lại ắt rước họa vào thân.
Trong cuốn "Tứ thế đồng đường" của Lão Xá, một văn sĩ Trung Hoa, có một câu nói như sau: "Châm ngôn sống quan trọng nhất của người già đó là "hòa khí sinh tài"."
Ở một chợ rau nọ, có một bà lão bán rau vô cùng đắt hàng, chính vì vậy mà những người xung quanh rất đố kị với bà.
Những người bán hàng khác vì không bán được đắt hàng như bà, nên đã cố tình vứt rác, hoặc quét rác ra vị trí bà ngồi bán hàng.
Nhìn thấy cảnh tượng này, người bán hàng ngồi bên cạnh bất bình hộ bà: "Họ vứt rác sang chỗ của bà, sao bà không tức giận, không mắng cho họ một trận?"
"Ở quê chúng tôi, mỗi khi Tết đến xuân sang đều sẽ quét rác vào phía trong nhà, ngụ ý rác càng nhiều tài lộc càng nhiều, vậy thì sao tôi lại phải tức giận bọn họ?
Hơn nữa, hòa khí sinh tài! Tổn hại tới hòa khí là làm tổn hại tới tài lộc . Bà xem, tôi bán rau không phải càng ngày càng đắt hàng ư?"
Những người tiểu thương khác sau khi nghe kể chuyện cảm thấy rất hổ thẹn, không còn dám vứt rác sang chỗ bà lão ngồi nữa.
Giống như bà lão trong câu chuyện, không tranh cãi với người khác, đối phó với tranh chấp bằng hòa khí, trông thì có vẻ giống cam chịu, nhưng thực ra là đang âm thầm dạy cho người khác một bài học làm người.
Thượng thiên nhược thủy, dĩ nhu khắc cương (sự cao thượng, thiện lương giống như dòng nước trong vắt, lấy nhu khắc cương). Hòa khí thường hóa giải mâu thuẫn và bất hòa thành vô hình.
Nhiều khi, chúng ta vì không quản được tính khí, sự nóng tính của mình, mà một bước sai, bước bước sai, cuối cùng dẫn tới kết quả không ra đâu với đâu.
Tôi từng đọc được một câu chuyện ngụ ngôn kể về một con rắn trườn qua một cái cưa, không cẩn thận bị thương. Con rắn rất tức giận, lập tức quay người lại cắn cái cưa, kết quả lại làm bị thương cái mồm.
Con rắn tức giận hơn, cho rằng cái cưa đang chọc tức mình, vậy là nó lấy thân siết cái cưa, muốn cái cưa phải ch*t ngạt. Kết quả cuối cùng chắc ai cũng đoán được, con rắn bị cái cưa cứa cho tới ch*t.
Con rắn đó tới bản thân nó cũng không biết rằng hại ch*t nó không phải là cái cưa mà chính là sự nóng giận của mình.
Nhà tâm lý học xã hội người Mỹ Festinger từng đưa ra một phán đoán rất nổi tiếng, được gọi là "Luật Festinger".
Luật này chỉ ra: "10% cuộc sống được tạo thành từ những gì xảy ra với bạn, 90% còn lại quyết định bởi phản ứng của ban đối với những việc xảy ra."
Nóng nảy, ai chẳng có. Gặp chuyện không được như ý muốn, tức giận, dường như là bản năng của mỗi người.
Có người có thể khống chế được cảm xúc của mình, đè nén được sự nóng nảy xuống một cách kịp thời; có những người lại để cảm xúc khống chế, từ đó phạm phải những sai lầm ngu ngốc.
Giống như con rắn trong câu chuyện ngụ ngôn, vốn dĩ chỉ bị thương nhẹ, nhưng lại vì sự nóng nảy mà mất đi cả tính mạng.
Napoleon cũng từng nói: "Một người đàn ông có thể kiểm soát cảm xúc của mình còn vĩ đại hơn cả một vị tướng giành được một thành trì."
Con người sống ở đời, ai chẳng có lúc muộn phiền, khó khăn, muốn giải tỏa, phát tiết, muốn trút cục tức ra bên ngoài. thời khắc bạn mất bình tĩnh là thời khắc tốt nhất khảo nghiệm một con người.
Chính trong lúc khó khăn này, xuất hiện một đội quân tinh anh, đột kích và đánh bại quân Tấn, Tần Mục Công cũng nhờ vậy mà chuyển bại thành thắng.
Đội quân này chính là những người năm xưa ăn thịt con ngựa yêu quý của Tần Mục Công, họ không những được tha mà còn được tặng rượu đến.
Sự độ lượng của Tần Mục Công đã giúp ông trồng được hạt giống báo đáp, đồng thời có được quả ngọt vào thời điểm thích hợp nhất.
Khoan dung, độ lượng, chính nhờ phẩm chất này mà Tần Mục Công trở thành một trong "Xuân Thu ngũ Bá" trong lịch sử Trung Quốc, lưu danh thiên cổ.
Đời người giống như một bàn cờ, ai cũng phải học cách mở rộng thế cục bàn cờ của mình, thế cục của bạn, chính là kết cục của bạn.
Đối đãi với người khác bằng hòa khí, dùng nụ cười đánh tan hết âm u, tiền đồ trước mắt tự nhiên sẽ sáng lạn.
Kiểm soát sự nóng tính, làm chủ nhân chứ không phải nô lệ của cảm xúc, tự nhiên sẽ chẳng còn sợ hãi khó khăn.
Mong bạn và tôi đều có thể hòa khí làm người, vui vẻ làm việc, không tùy tiện tức giận, dùng sự khoan dung độ lượng đối đãi với mọi người xung quanh, trên con đường đời của mình, bước từng bước đi ổn định và vững chắc.