Trong báo cáo mang tính bước ngoặt gần đây nhất, ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (ipcc) dự đoán, bắc cực sẽ chứng kiến tháng 9 không có băng vào khoảng năm 2050, nếu con người tiếp tục thải khí nhà kính ở mức cao hoặc vừa phải.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới được công bố hôm 6/6 trên tạp chí nature communications cho biết, điều này sẽ xảy ra ngay cả ở kịch bản phát thải thấp. theo đó, lượng khí thải cao hơn khiến bắc cực sẽ phải trải qua tháng không có băng ngay từ những năm 2030 - 2040.
Ông dirk notz - nhà hải dương học tại đại học hamburg (đức), chuyên về băng biển, một trong những tác giả của nghiên cứu - cho biết: “về cơ bản, chúng tôi muốn nói rằng đã quá muộn để cứu băng biển mùa hè ở bắc cực. chúng tôi thực sự không thể làm gì với sự biến mất hoàn toàn này vì chúng tôi đã chờ đợi quá lâu”.
Còn theo bà seung-ki min – tác giả nghiên cứu, đồng thời là giáo sư khoa học môi trường tại đại học khoa học và công nghệ pohang của hàn quốc: “nếu băng biển ở bắc cực tan nhanh hơn dự đoán, thì tình trạng nóng lên ở bắc cực cũng sẽ diễn ra nhanh hơn”.
Nghiên cứu mới cũng chỉ ra rằng khoảng 90% lượng băng tan chảy ở biển bắc cực là do tác động của con người, 10% là do các yếu tố tự nhiên gây ra.
Ông mark serreze - giám đốc trung tâm dữ liệu băng tuyết quốc gia tại đại học colorado (mỹ) - cho biết, khi tác động của con người có thể đo lường và được tích hợp vào các mô hình khí hậu, điều đó sẽ cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về thời điểm băng ở bắc cực biến mất. phương pháp này chính xác hơn so với các phương pháp khác.