Kinh tế xã hội hôm nay

Trưởng khoa Cấp cứu BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương: Tất cả các bác sỹ khi tham gia chống dịch đều xác định mình có nguy cơ nhiễm Covid-19

Tất cả các bác sỹ khi tham gia chống dịch, đều xác định mình có nguy cơ nhiễm Covid-19, nguy cơ ấy là xác suất nên không thể tránh khỏi. Trong các trang thiết bị phòng hộ cá nhân, không có loại nào bảo bộ được 100%, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp nói.

Sáng 23/3, Bộ Y tế công bố thêm 3 ca nhiễm Covid-19, nâng tổng số người mắc lên 116. Trong số đó, một bác sỹ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, được xác định là nhân viên y tế đầu tiên bị lây nhiễm trong quá trình làm việc.

Được biết, bác sỹ 29 tuổi tham gia chống dịch từ 31/1 với các công việc: khám sàng lọc các bệnh nhân nghi Covid-19 đến Bệnh viện, điều trị những bệnh nhân được chẩn đoán dương tính và tham gia cấp cứu một số bệnh nhân nặng.

    Bệnh nhân 116 là bác sĩ tuyến đầu tham gia chống dịch Covid-19 từ những ngày đầu tiên

Trong quá trình làm việc, anh được cấp đầy đủ trang thiết bị phòng hộ cá nhân. Sau giờ làm việc, anh nghỉ và sinh hoạt ở khu vực cách ly dành cho nhân viên y tế trong bệnh viện.

Ngày 19/03, nam bác sỹ xuất hiện triệu chứng đau rát họng, ngày 20/03 xuất hiện thêm triệu chứng ho, đau mỏi cơ, sốt. Ngày 21/03, anh tự cách ly tại khu vực đệm của khoa Cấp cứu, được xét nghiệm cho kết quả xét nghiệm tại bệnh viện dương tính với SARS-CoV-2 và gửi mẫu bệnh phẩm sang viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

Ảnh minh họa

Các nhân viên y tế cùng làm với anh đã được đưa vào diện giám sát. Xét nghiệm lần đầu ngày 21/3 tất cả các nhân viên này âm tính với virus SARS-CoV-2. Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp -Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết từ trước đến nay, Bệnh viện luôn áp dụng quy trình bảo hộ nhân viên y tế do Bộ Y tế ban hành.

"Tất cả các bác sỹ khi tham gia chống dịch, đều xác định mình có nguy cơ nhiễm Covid-19, nguy cơ ấy là xác suất nên không thể tránh khỏi. Trong các trang thiết bị phòng hộ cá nhân, không có loại nào bảo bộ được 100%. Ví dụ khẩu trang N95 chỉ bảo vệ khỏi 95% mầm bệnh, vẫn sót 5%", bác sĩ Cấp nói.

Trước đó, ngày 19/2, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

Cụ thể, phòng hộ cá nhân (gồm quần áo bảo hộ, mũ trùm đầu, kính, găng tay, khẩu trang, ủng cao su... ) là phương tiện thiết yếu bảo vệ nhân viên y tế trước nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với máu, dịch tiết và giọt mồ hôi mang các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, khi tiếp xúc gần với người bệnh. Việc mang phương tiện phòng hộ cá nhân khi chăm sóc người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 là biện pháp quan trọng nhất trong phòng ngừa lây nhiễm cho nhân viên y tế.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp -Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Phương Thảo.

Nhằm bảo đảm an toàn, giảm thiểu tới mức thấp nhất lây nhiễm bệnh cho nhân viên y tế, người bệnh khác và cộng đồng, Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bố trí đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân đạt tiêu chuẩn cho tất cả nhân viên y tế, đặc biệt là khi thực hiện khám sàng lọc, các kỹ thuật cận lâm sàng, chăm sóc và điều trị trực tiếp người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19.

Thực hiện tiếp nhận, phân luồng, sàng lọc, cách ly người bệnh theo quy định. Hướng dẫn người bệnh khi đến khám bệnh phải đeo khẩu trang ngay từ khu vực tiếp nhận. Khu vực khám sàng lọc không bố trí nơi đông người, bảo đảm khoảng cách tối thiểu cho người chờ khám ít nhất 2m.

Tăng cường kiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 của nhân viên y tế, người bệnh và các đối tượng liên quan.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã có văn bản đề nghị hạn chế tổ chức hội nghị, hội thảo tập trung; cân nhắc thay đổi hình thức, số lượng buổi giao ban, hạn chế số người tham dự giao ban bệnh viện, giao ban khoa, phòng. Tăng cường hình thức, phương thức làm việc trực tuyến, telemedicine. Tổ chức khoa học trong nhà ăn, căng-tin bệnh viện…

Các đơn vị tăng cường hình thức đặt hẹn khám bệnh qua phương tiện truyền thông, internet để giảm tối đa số lượng người bệnh tới khám, chờ khám cùng một thời điểm, bảo đảm người bệnh ngồi chờ khám cách xa nhau khoảng cách ≥ 2 mét.

Tăng cường hiệu quả điều trị để rút ngắn thời gian điều trị nội trú cho người bệnh, giữ khoảng cách giữa các giường bệnh bảo đảm cách nhau ≥ 2 mét.

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/truong-khoa-cap-cuu-bv-benh-nhiet-doi-trung-uong-tat-ca-cac-bac-sy-khi-tham-gia-chong-dich-deu-xac-dinh-minh-co-nguy-co-nhiem-covid-19-20200323124003658.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Chào bác sĩ mangyte, Bác sĩ cho con hỏi quy trình xét nghiệm HIV ở bệnh viện Nhiệt Đới TPHCM thế nào? Phòng xét nghiệm HIV nằm ở khu vực nào trong bệnh viện? Tại con ở tỉnh lên làm xét nghiệm nên con không biết,với lại đây là vấn đề nhạy cảm nên con ngại hỏi nhân viên trong bệnh viện lắm. Mong bác sĩ trả lời giúp con. Con xin cảm ơn! (L.N.)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY