Bàn chân bị rắn cắn của bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Nam bệnh nhân N.T.Q. (53 tuổi, trú tại tỉnh Vĩnh Long) nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, tím tái, hơi thở rất yếu.
Được biết, sáng cùng ngày nhập viện, bệnh nhân ra sau vườn thì bất ngờ bị rắn hổ cắn vào mu bàn chân phải. Sau đó, bệnh nhân có cảm giác đau và tê chân phải, bệnh nhân đã tự đắp Thu*c nam và hút máu vị trí bị cắn ra ngoài.
Sau hơn 1 giờ bị rắn cắn, người nhà thấy bệnh nhân có dấu hiệu sụp mi mắt, nói khó, khó thở ngày càng tăng nên đã đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu.
Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ đã nhanh chóng đặt nội khí quản, thở máy để ổn định hô hấp cho bệnh nhân, đồng thời khẩn trương tổ chức hội chẩn các chuyên khoa.
Các bác sĩ thống nhất quyết định sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn hổ để điều trị cho bệnh nhân. Bệnh nhân được truyền 20 lọ huyết thanh kháng nọc rắn.
Đến tối cùng ngày, bệnh nhân đã hồi phục, có lại các phản xạ, tay chân bắt đầu cử động, cai máy thở, tri giác tỉnh táo, cử động tay chân bình thường. Các bác sĩ dự kiến bệnh nhân có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Theo các bác sĩ, đây là một trường hợp rắn hổ cắn hết sức nguy hiểm. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân rất nhanh sẽ T* vong do liệt cơ hô hấp, suy tuần hoàn, tổn thương đa cơ quan.
Các bác sĩ khuyến cáo: Đối với những trường hợp nghi do rắn cắn ngay cả khi xác định rắn lành, không nên tự ý xử trí vết thương tại nhà như đắp Thu*c nam, đắp lá, hút nọc rắn, sử dụng dây hoặc garo buộc chặt vùng bị cắn... mà nên lập tức đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí và theo dõi vết cắn và các biến chứng.
Tuyệt đối không tự ý xử trí làm chậm trễ thời gian đến bệnh viện sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí T* vong.