Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cấp cứu thành công bé trai bị rắn độc cắn nguy kịch

(MangYTe)- Các bác sĩ Trung tâm y tế huyện Yên Lập, Phú Thọ cấp cứu thành công học sinh bị rắn độc cắn dẫn đến liệt cơ hô hấp.

Trước đó, vào đêm ngày 16/8/2020, em Đ.X.L, 14 tuổi ở xã Xuân Viên bị rắn cắn vào đốt số 4 bàn chân trái, do bất ngờ nên không kịp xác định được loại rắn.

Ngay sau bị cắn, em L. xuất hiện các triệu chứng của nhiễm nọc độc. Gia đình lập tức đưa đến Trung tâm Y tế huyện Yên Lập để cấp cứu.

 Em L. được đặt ống nội khí quản với máy thở đồng thời theo dõi chỉ số sinh tồn qua máy Mornitor 7 thông số.

Khi đến Trung tâm Y tế, Em L nhanh chóng được các bác sỹ tại khoa Cấp cứu, hồi sức tích cực và Chống độc làm các cận lâm sàng cần thiết. Ngón 4 chân trái của người bệnh có vết răng xước dài 3cm, không chảy máu, không bầm tím đã được xử trí vệ sinh và cho dùng Thu*c.

Kết quả chụp X-quang phổi cho thấy, hình ảnh nhiều lan tỏa hai bên trường phổi (nhu mô phổi 2 bên kém sáng dày thành phế quản). 

Sau khoảng 7 tiếng từ khi bị cắn, em L. khó thở nhiều, đau nhiều vùng cổ, không nói được, tím môi và gốc mũi, phổi thông khí giảm.

Nhận định người bệnh nhiễm độc tố gây liệt cơ hô hấp, bác sĩ đã đặt nội khí quản. Ngay sau đó, em L. được đặt ống nội khí quản với máy thở IPPV, đồng thời theo dõi chỉ số sinh tồn qua máy Mornitor 7 thông số. 

Em L. được dùng Thu*c qua truyền tĩnh mạch, đặt sonde túi dẫn lưu, sonde dạ dày và hút đờm dãi, cứ cách 4 tiếng được cho ăn cháo và sữa qua ống sonde. Sau 10 ngày điều trị tích cực, em L. đã phục hồi hoàn toàn, khỏe mạnh để ra viện trở về tiếp tục đi học.

Bác sĩ CKI Đinh Xuân Hạnh - Trưởng khoa Cấp cứu, hồi sức tích cực và Chống độc cho biết, tuỳ thuộc vào các triệu chứng của người bệnh bị rắn độc cắn, bác sĩ sẽ tiến hành cấp cứu, điều trị bằng truyền huyết thanh kháng nọc rắn phù hợp, truyền dịch chống sốc, hỗ trợ hô hấp cho người bệnh bằng thở oxy hoặc đặt nội khí quản.

Trung tâm Y tế huyện Yên Lập khuyến cáo người dân cách sơ cứu khi bị rắn cắn và đề phòng rắn cắn như sau: Sau khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu ngay, trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Có thể người khác giúp đỡ hoặc do bản thân bệnh nhân tự làm.

Sơ cứu với mục tiêu: Loại bỏ bớt nọc độc và làm chậm sự dịch chuyển của nó từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể; Bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, ngăn chặn và xử trí sớm các biến chứng trước khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế; Vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất, an toàn nhất đến cơ sở y tế.

Huân Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Bảo vệ pháp luật (https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/y-te/cap-cuu-thanh-cong-be-trai-bi-ran-doc-can-nguy-kich-93554.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bị rắn độc cắn bệnh nhân cần được sơ cứu ngay trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.
  • Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vừa cho biết, 5 - 6 tuần gần đây liên tục tiếp nhận 20 ca nhập viện do bị rắn độc cắn.
  • “Thời gian vàng” khi bị rắn lục cắn là 6h. Tuyệt đối không được chích, rạch vết cắn để nặn máu; không đắp lá, chườm lạnh vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, máu chảy không đông.
  • Đường xâm nhập của nọc độc rắn theo con đường mạch bạch huyết (không phải mạch máu thông thường). Con đường di chuyển nọc độc này sẽ trở nên nhanh hơn và nhiều hơn khi cơ thể vận động.
  • Tôi và em có một sợi dây vô hình kết nối với nhau hơn 5 năm. Tôi không chỉ dùng Thu*c mà còn dùng tình cảm của một người thầy Thu*c để hóa giải dần chứng bệnh của em.
  • BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY