Khoa học hôm nay

Truyền dịch não tủy để cải thiện chức năng ghi nhớ ở chuột già

Dịch não tủy gần như là huyết tương đối với hệ thần kinh trung ương: nó chứa các ion và chất dinh dưỡng thiết yếu cho hoạt động bình thường của não.

Các bác sĩ thường sử dụng dịch não tủy (csf) như một chỉ số đo lường sức khỏe của não; dấu ấn sinh học của các bệnh thần kinh cũng thường để lại trong csf.

Khi động vật có vú già đi, một số chức năng của csf suy yếu, ảnh hưởng đến các tế bào trí nhớ. vì thế câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể bảo vệ tế bào trí nhớ bằng cách cho chúng tiếp xúc với csf trẻ hơn không, theo nhà khoa học thần kinh tal iram tại đại học stanford, đồng tác giả nghiên cứu mới công bố trên nature.

Dịch não tủy trẻ cải thiện chức năng nhận thức ở chuột già.

Đầu tiên, nhóm của iram tạo ra một trải nghiệm đáng nhớ cho chuột: cho những con chuột 20 tháng tuổi bị điện giật ở chân, cùng lúc phát ánh sáng và âm thanh chớp tắt để tạo ra mối liên hệ giữa ánh sáng, amm thanh và cú sốc điện. sau đó, họ truyền csf từ chuột 10 tuần tuổi cho một nhóm 8 con chuột, và truyền csf nhân tạo cho nhóm đối chứng 10 con chuột.

Sau ba tuần, họ cho tất cả chuột tiếp xúc với ánh sáng và âm thanh tương tự, nhưng không cho điện giật ở chân. thử nghiệm này nhằm tái tạo hoàn cảnh chuột bị sợ hãi do điện giật nhưng lần này không có yếu tố gây đau thực sự. nhóm chuột được truyền csf từ chuột non nhớ lại cú sốc và tỏ ra sợ hãi trong 40% số lần thử, nhóm truyền csf nhân tạo chỉ tỏ ra sợ hãi trong khoảng 18% sỗ lần thử. các phát hiện cho thấy csf từ chuột non có thể phục hồi một số chức năng não bị lão hóa. cũng có nghĩa là vẫn còn những cách để cải thiện chức năng bộ não khi già đi, chứ không phải vô phương, theo nhóm nghiên cứu.

Hồi hải mã là trung tâm điều khiển trí nhớ của não: chịu trách nhiệm tạo, lưu giữ và nhớ lại ký ức. do đó, nhóm nghiên cứu đã xem xét kỹ hơn bộ phận này để hiểu cơ chế tác động của csf từ chuột non. họ phát hiện khi truyền csf từ chuột non, hồi hải mã ở chuột già tăng cường hoạt động tế bào biểu bì oligodendrocyte. oligodendrocyte tạo ra vỏ myelin xung quanh đuôi tế bào thần kinh, đây là lớp phủ bảo vệ các dây dẫn trong não, giống như cách lớp vỏ nhựa bảo vệ dây điện và giúp dẫn điện hiệu quả hơn. cụ thể, truyền csf giúp hồi hải mã tạo ra nhiều tế bào oligodendrocyte giai đoạn đầu hơn, theo đó tạo ra nhiều vật liệu bảo vệ các kết nối thần kinh trong não.

Nhóm của iram cũng thử cô lập và thử nghiệm riêng một protein trong csf, protein tăng trưởng nguyên bào sợi 17 (fgf17). kết quả, truyền fgf17 có tác dụng phục hồi trí nhớ tương tự như truyền dịch não tủy. ngược lại, ngăn chặn chức năng của fgf17 ở chuột làm suy giảm khả năng ghi nhớ. do đó, nhóm nghi ngờ đây là nhân tố chìa khóa tạo ra tác động "trẻ hóa" của csf. nhóm iram đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho những phát hiện của họ xung quanh fgf17.

Phải mất hơn một năm nhóm iram mới hoàn thiện quá trình thu thập dịch não tủy và truyền dịch vào não khác. việc thu thập cực kỳ khó khăn và phải được thực hiện với độ chính xác cao vì chỉ cần dính máu, csf sẽ hỏng. sau đó quá trình truyền cũng phức tạp vì áp lực trong não rất dễ mất cân bằng, truyền dịch phải chậm và ở một vị trí cụ thể là não thất. các phát hiện rất thú vị, nhưng quy trình này có thể sẽ khó đưa vào ứng dụng thực tế, theo các nhà nghiên cứu.

Ngoài ra vẫn cần tìm hiểu thêm cơ chế tương tác giữa CSF, oligodendrocyte và trí nhớ. Có thể có các yếu tố khác trong CSF ngoài Fgf17 ảnh hưởng đến chức năng nhận thức. Nhưng nhìn chung, rất có thể đây là cánh cửa mở ra các phương pháp điều trị và liệu pháp mới cho các bệnh liên quan đến chức năng nhận thức trong tương lai, theo một bài đánh giá đăng kèm trên tạp chí Nature.

Theo Hoàng Nam/Khoa học & Phát triển

Link bài gốc Lấy link

https://khoahocphattrien.vn/kham-pha/truyen-dich-nao-tuy-de-cai-thien-chuc-nang-ghi-nho-o-chuot-gia/20220516023833867p1c879.htm

Theo Hoàng Nam/Khoa học & Phát triển

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/truyen-dich-nao-tuy-de-cai-thien-chuc-nang-ghi-nho-o-chuot-gia/20220519083703798)

Chủ đề liên quan:

chuột não tủy trí nhớ truyền dịch

Tin cùng nội dung

  • Suy giảm trí nhớ là bệnh diễn ra khá phổ biến hiện nay, đặc biệt đối với những người cao tuổi (NCT) do sự lão hóa của các tế bào thần kinh, do môi trường sống, stress, rối loạn giấc ngủ..
  • Bộ não con người gồm 15-20 tỷ tế bào thần kinh (neuron) nằm trong hộp sọ. Hàng ngày thu phát hàng triệu tín hiệu của cuộc sống, xử lý chính xác mọi thông tin ở trong và ngoài cơ thể.
  • Giảm trí nhớ là điều thường thấy ở nhóm người trung cao tuổi. Tuy nhiên, người ta có thể can thiệp để làm chậm quá trình này thông qua một số khuyến cáo đơn giản, dễ thực hiện dưới đây do trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa giới thiệu.
  • Bạn muốn ngăn chặn những dấu hiệu của tình trạng suy giảm trí nhớ do tuổi già? Hãy nhấc máy điện thoại và gọi đến cho ai đó để nói chuyện, hoặc tìm người trò chuyện thường xuyên với mình. Đó chính là vũ khí hiệu quả giúp bạn chống lại sự lão hóa và suy giảm trí nhớ.
  • Hiện nay, tình trạng suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ không phải bệnh riêng của người già mà nó đã trẻ hóa.
  • Thống kê mới đây cho thấy 20-30% người trẻ gặp phải các vấn đề về trí nhớ. Mà nguyên nhân chính là stress khiến cơ thể tăng cường sản sinh các gốc tự do gây hại.
  • Theo các chuyên gia, chứng hay quên của dân văn phòng là một loại bệnh suy nhược thần kinh, do thần kinh thường xuyên bị quá tải.
  • Các thầy Thu*c với những đôi tay vàng thực sự gây bất ngờ hơn khi họ đã làm thêm được một điều: lai ghép cả một phần... trí nhớ giữa người cho và người nhận tạng.
  • Trí nhớ kém không phải chỉ xảy ra đối với những người cao tuổi. Lí do lão hóa hay tuổi tác là điều dễ hiểu khiến con người rơi vào tình trạng này.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY