Với những ngôi nhà cổ kính, làng đã được công nhận di tích lịch sử - nghệ thuật quốc gia. tuy nhiên, nổi tiếng nhất ở đây lại là câu chuyện về người cá kỳ lạ.
Sinh vật lạ ở biển
Vào khoảng năm 1720, Benito Jerónimo Feijoo, học giả nổi tiếng Tây Ban Nha thuộc thời kỳ Khai sáng, đã kể một câu chuyện về một sinh vật nửa người, nửa lưỡng cư gây kinh ngạc. Chuyện bắt đầu với người đàn ông tên là Francisco de la Vega, cùng vợ, Maria del Casar, và bốn đứa con sống một cuộc sống bình lặng ở Lierganes. Vào năm 1650,
Francisco đột ngột qua đời để lại gánh nặng cho một mình người vợ lo toan. Trong cảnh nghèo khó, Maria del Casar phải gửi một trong những đứa con trai tên là Francisco, đến thị trấn
Bilbao học nghề thợ mộc kiếm tiền phụ giúp gia đình. Đêm trước ngày lễ Thánh John năm 1674, Francisco được cho là đã đến sông Miera ở Bilbao để thư giãn, bơi lội cùng bạn bè. Tuy nhiên, khi mọi người đã lên bờ thì không thấy Francisco đâu cả. Cuộc tìm kiếm bất thành, người ta cho rằng anh đuối nước và xác đã bị cuốn ra biển.
Năm năm sau, một số ngư dân ở vịnh Cádiz, Tây Ban Nha, đang đánh bắt thì phát hiện một sinh vật kỳ lạ lao về hướng lưới của họ. Nó được mô tả nửa người, nửa lưỡng cư, với khuôn mặt giống người, mái tóc thưa màu đỏ.
Tuy nhiên, nó cũng có một số dấu hiệu giống cá, chẳng hạn như một hàng vảy từ cổ họng xuống dạ dày, một hàng khác che cột sống và dường như có mang quanh cổ.
Sinh vật lẩn quẩn trong khu vực, lặn hụp theo sóng và thỉnh thoảng bắt trộm cá mắc trong lưới. Những ngư dân đã dụ nó bằng những ổ bánh mì, thứ mà nó có vẻ rất ưa thích. Cuối cùng, họ cũng bắt được con “thủy quái” với hình hài nam nhân này.
Khi được đưa lên tàu, sinh vật sợ hãi thu mình vào một góc, và mọi nỗ lực truyền thông với “anh ta” đều thất bại. Không biết phải làm gì, những người đánh cá đã đưa anh ta đến tu viện Saint Francis gần đó nhờ các tu sĩ dùng nhiều thứ tiếng để giao tiếp, nhưng cũng không thành công.
Vào một lúc nào đó, sinh vật bỗng bật ra một từ: “Lierganes”, nhưng không ai trong số những người có mặt hiểu đó là gì. Khi người dân trong khu vực kể về sự tiến triển mới này, một số tu sĩ đã nhận ra từ mà sinh vật “nói” thực tế là tên một ngôi làng. Do đó, người ta cho rằng, “người cá” có thể bắt nguồn từ đó.
Tượng người cá đặt ở lierganes, cantabria gợi nhớ một truyền thuyết của địa phương. |
Người mất tích trở về
Những diễn biến tiếp theo được ghi nhận bởi Tòa thị chính Lierganes:
Tin tức về sinh vật lạ được gửi đến lierganes để hỏi xem có điều gì kỳ lạ xảy ra trong những năm gần đây ở làng hay không, và được trả lời rằng, địa phương chỉ ghi nhận về sự mất tích của francisco de la vega cách đây 5 năm. sau đó, juan rosendo, một thầy dòng ở tu viện saint francis đã cùng đi với “người cá” francisco từ cadiz đến lierganes, để xác minh xem có đúng là anh ta đến từ đó hay không.
Thật kinh ngạc, francisco biết đường đến lierganes và không do dự chạy ngay vào nhà của maria de casar. người phụ nữ này ngay lập tức nhận ra anh ta chính là đứa con trai mất tích của bà.
Bắt đầu từ đây, Francisco cố gắng thích nghi với cuộc sống bình thường, nhưng gặp một số khó khăn. Anh ta luôn khỏa thân và đi chân trần, dường như không thể nói được, ngoại trừ một số từ như “thuốc lá”, “bánh mì” hoặc “rượu”, những thứ không liên quan đến nhu cầu thực tế hằng ngày, vì anh có thể sống qua một tuần mà không cần ăn.
Francisco cũng dành phần lớn thời gian bơi trên sông và có thể thở dưới nước gần như vô hạn. Lành tính và khá ngoan ngoãn, nhưng anh ta dường như luôn khao khát biển cả. Sau 9 năm sống chung cùng gia đình, một ngày nọ, Francisco bơi ra sông hướng về phía biển, rồi mất tích một lần nữa.
Người cá hay kẻ trì độn?
Feijoo tuyên bố câu chuyện của ông được thu thập từ các tài liệu còn lưu lại, cũng như từ các cuộc phỏng vấn những người thực sự ở đó vào thời điểm xảy ra vụ việc, bao gồm cả giới quý tộc, hiệp sĩ cùng những nhân chứng mà ông tin chắc là có học thức và đáng tin cậy.
Sau cùng, feijoo xác nhận câu chuyện hoàn toàn có thật, người cá thực sự đã ở lierganes. điều này thật thú vị vì ông nổi tiếng là một nhà văn đa nghi, thường xuyên chỉ trích mê tín và lừa đảo, không phải là người hay đùa cợt.
Vào thế kỷ 20, học giả và bác sĩ người Tây Ban Nha, Gregorio Marañón cũng tin rằng điều này có thể đã thực sự xảy ra nhưng với một nhận định khác. Theo ông, Francisco rất có thể là người mắc một chứng bệnh gọi là chứng đần độn, hay hội chứng thiếu i-ốt bẩm sinh, rất phổ biến trong khu vực vào thời điểm đó.
Bệnh gây ra bởi chế độ ăn uống không đủ i-ốt trong thời kỳ người mẹ mang thai và có thể làm giảm sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của đứa trẻ. Một số triệu chứng thể chất ảnh hưởng đến ngoại hình bao gồm bướu cổ, tăng trưởng chiều cao kém ở trẻ sơ sinh, da dày, rụng tóc, lưỡi to, bụng lồi, dị tật như nổi cục ở vùng ngực và lưng xanh xao, da có vảy. Nó cũng gây ra sự sa sút tinh thần theo thời gian.
Theo Marañón, Francisco có thể mắc chứng này và bằng cách nào đó đã đi lang thang ra biển, nơi anh gặp những người xa lạ và họ đã nhầm anh với người cá. Sau đó, anh ta có thể đã được đưa về nhà, và sự suy thoái tinh thần là nguyên nhân dẫn đến hành vi kỳ quặc của anh ta, cuối cùng kết thúc bằng việc anh ta lại bỏ trốn.
Câu chuyện về francisco de la vega casar chắc chắn là một bí ẩn thú vị của địa phương. hiện có một bức tượng người cá được đặt ở lierganes, cantabria, tây ban nha nhắc về truyền thuyết này.
Theo Lê Du/Giáo dục & Thời đại
Link bài gốc Lấy link
https://giaoducthoidai.vn/truyen-thuyet-ve-nguoi-ca-lierganes-post602844.htmlTheo Lê Du/Giáo dục & Thời đại