Kinh tế xã hội hôm nay

Từ chợ truyền thống đến siêu thị ở Hà Nội: Hàng hóa chất đầy quầy, kệ

MangYTe - Hàng hóa vẫn được lấp đầy quầy, kệ của các tiểu thương ở chợ truyền thống, đến các siêu thị đang làm, để phục vụ người dân, đồng hành cùng Chính phủ và ngành Y tế trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Tiểu thương chợ Hòe Nhai vẫn buôn bán bình thường. Ảnh: Bảo Loan

Chợ họp bình thường

Các tiểu thương và người tiêu dùng vẫn mua bán như mọi ngày... Đó là hình ảnh PV Báo Gia đình & Xã hội vừa ghi nhận tại chợ Hòe Nhai (thuộc phường Trung Trực, quận Ba Đình) - nơi cách con ngõ Trúc Bạch đang bị phong tỏa khoảng 1km. Mọi hoạt động của người dân đi chợ và tiểu thương diễn ra hoàn toàn bình thường. Bà Nguyễn Thị Xuân (50 tuổi, tiểu thương chợ Hòe Nhai) cho biết: "Nhà tôi ở ngay đầu phố Hòe Nhai, cách khu phong tỏa chỉ một đoạn ngắn. Khi nhận được thông tin chính thức về các ca bệnh, cả nhà tôi cũng lo, nhưng tôi tin tưởng các cơ quan chức năng đã vào cuộc kịp thời nên yên tâm".

Trước tình hình dịch có nhiều diễn biến mới, bà Phạm Thị Tư (74 tuổi, tiểu thương chợ Hòe Nhai) cho biết: "Dù nhiều người khuyên tôi không nên ra chợ, nhưng tôi tin tưởng vào công tác phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam. Chúng tôi là người bán hàng, trong lúc dịch có nhiều diễn biến mới, chúng tôi luôn đồng hành với Chính phủ và người dân bằng cách luôn đảm bảo nguồn hàng hóa phục vụ khách hàng. Đây cũng chính là cách làm của chúng tôi để người dân yên tâm về hàng hóa mỗi khi ra chợ".

Hàng hóa lấp đầy kệ, quầy

Hàng hóa được lấp đầy các kệ, quầy ở siêu thị. Ảnh: Bảo Loan

Có mặt tại siêu thị BigC để mua đồ, bà Trần Thị Vân (52 tuổi, ở Cầu Giấy) cho biết, thỉnh thoảng gia đình bà lại đến siêu thị lớn mua hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Bà Vân cho hay: "Chúng tôi luôn theo sát thông tin về dịch bệnh nên cũng có chút lo lắng về tiêu dùng. Tuy nhiên ngày cuối tuần vừa rồi, đến siêu thị vẫn thấy hàng hóa đầy ắp, giá không đổi nên những lo lắng tan biến".

Ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, các kệ, quầy hàng tại các điểm bán lẻ lớn như siêu thị BigC Thăng Long, hệ thống siêu thị Vinmart… đều được lấp đầy bởi hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ tiêu dùng. Không những vậy, các siêu thị cũng dùng loa nhắc nhở khách hàng bình tĩnh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đặc biệt là không thu mua hàng hóa để tích trữ, tránh gây hoang mang, tạo nên sự phức tạp cho đời sống.

Chị Dung, nhân viên bán hàng tại BigC cho biết: "Ngay từ khi nhận được thông tin dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đơn vị đã đề ra các phương án và làm việc với các nhà cung cấp để tăng cường sản lượng hàng hóa. Trong đó, tập trung các loại thực phẩm tươi sống và thiết yếu để phục vụ người dân".

Chị Thương, nhân viên siêu thị tại Vinmart Thăng Long (Cầu Giấy) cho biết: "Hiện đơn vị đã chuẩn bị "kịch bản" tăng lượng hàng nhập vào để đáp ứng nhu cầu của người dân. Giá cả hàng hóa không có biến động, thậm chí, một số nhãn hàng còn áp dụng chương trình khuyến mại để vừa kích cầu vừa hỗ trợ khách hàng trong mùa dịch".

Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, Giám đốc vận hành miền Bắc hệ thống siêu thị Vinmart cũng cho biết, đơn vị đã dự trữ khoảng 7 mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân Thủ đô, có giá trị lên tới 15.000 tỷ đồng. Ngoài ra, việc lưu chuyển, điều tiết hàng hóa của các đơn vị phân phối cũng được bảo đảm liên tục.

Hàng hóa không chỉ được lấp đầy trong các siêu thị, mà ở các chợ truyền thống như chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa), chợ Hà Đông (quận Hà Đông), chợ Chính Kinh (Thanh Xuân)… thậm chí cả chợ dân sinh, chợ tạm cũng đều dồi dào thực phẩm. Vì vậy, trong bối cảnh dịch COVID-19 có nhiều diễn biến mới, là nhân viên của "ông lớn" bán lẻ BigC, chị Dung nhắn nhủ khách hàng nên yên tâm về hàng hóa ở siêu thị, bởi đơn vị bán lẻ đã chuẩn bị các "kịch bản" và sẵn sàng tăng nguồn hàng đáp ứng người dân.

Là tiểu thương tại chợ Hòe Nhai (Ba Đình), bà Phạm Thị Tư cũng nhắn nhủ mọi người hãy tin tưởng vào Chính phủ và Bộ Y tế đã và đang làm rất tốt công tác phòng, chống và kiểm soát dịch COVID-19 hiện nay.

Theo bà Trần Thị Lan Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, không cần thiết phải mua hàng hóa tích trữ ở thời điểm dịch COVID-19 vì ngành Công Thương đã chỉ đạo các doanh nghiệp trong hệ thống phân phối chủ động nguồn cung hàng hóa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu cao trong mùa dịch bệnh như lương thực, thực phẩm, giấy vệ sinh, nước uống đóng chai…

Đồng thời, Sở Công thương cũng đã có công văn yêu cầu Cục QLTT Hà Nội chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra trên tất cả các địa bàn trong toàn thành phố, bảo đảm bình ổn thị trường. "Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo, người dân không nên mua đồ dự trữ vì các hệ thống phân phối của Hà Nội trong bất kỳ trường hợp nào cũng bảo đảm đủ nguồn cung phục vụ nhu cầu của người dân", bà Phương Lan nhấn mạnh.

Bảo Loan

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/tu-cho-truyen-thong-den-sieu-thi-o-ha-noi-hang-hoa-chat-day-quay-ke-20200309203538961.htm)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY