Kinh tế xã hội hôm nay

Từ cụ bà neo đơn, tàn tật đến người đàn ông ăn xin từ chối tiền hỗ trợ: Thân thương lắm tấm chân tình người Việt

MangYTe - Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng họ vẫn từ chối không nhận tiền hỗ trợ để nhường phần cho những mảnh đời khó khăn hơn. Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, nhường cơm sẻ áo đã lan tỏa khắp mọi miền Tổ quốc, tới từng con người Việt ngay giữa thời bình.

Không chỉ những người có điều kiện mới ủng hộ giúp đỡ hay nhường phần hỗ trợ mà mình được hưởng cho người nghèo, mà ngay cả những người còn khó khăn vẫn nhiệt tình đóng góp và nhường phần hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình với tinh thần "lá rách ít đùm lá rách nhiều".

Cụ bà neo đơn, tàn tật ở Hà Nội từ chối nhận tiền hỗ trợ an sinh để nhường suất cho người nghèo hơn

Bà Chíu vui vẻ, cho rằng việc làm của mình chỉ bằng hạt cát giữa sa mạc.

Câu chuyện khó tin nhưng lại có thật ở khu phố Chiến Thắng (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Bà Đỗ Thị Chíu (68 tuổi, ở tổ dân phố Chiến Thắng, phường Vạn Phúc, Hà Đông) một mình sống trong căn nhà tình thương cấp 4 do chính quyền địa phương xây dựng.

Bà Chíu là người có hoàn cảnh khó khăn bậc nhất ở phường, bà bị tàn tật từ nhỏ, không gia đình, con cái. Không được linh hoạt như mọi người, lại tuổi già cuộc sống mưu sinh hằng ngày của bà dựa vào số tiền hưu 700 ngàn đồng và quán nước chè vỉa hè.

Dịch COVID-19 bùng phát, quán nước đóng cửa, mọi chi tiêu của bà đều dựa vào số tiền lương ít ỏi.

Thế nhưng, khi được lập danh sách nhận tiền hỗ trợ của chính phủ, bà Chíu đã chủ động từ chối nhận để nhường lại cho những người nghèo khổ hơn mình.

"Tôi nghĩ rằng, trong lúc dịch bệnh phức tạp, ở đâu đó sẽ còn nhiều gia đình khổ hơn mình. Nhất là những người kiếm sống bằng công việc nhặt ve chai, đánh giày hay là bán vé số…

Đó là chưa kể những người đang đi thuê nhà trọ, hoặc không có nơi ở ổn định, họ sẽ càng chật vật hơn khi phải lo thêm khoản tiền chi trả cho nơi ở", bà Chíu chia sẻ.

Không chỉ dành tiền hỗ trợ cho người khác, bà Chíu còn dành những suất khẩu trang, mua 5 thùng mỳ tôm, thậm chí ủng hộ số tiền 1 triệu đồng cho những hộ nghèo khác.

Nói về việc làm của mình, bà Chíu xua tay, bảo chút lòng thành của mình chẳng đáng là bao, chỉ như hạt cát trên sa mạc, mong được chung tay với nhà nước vượt qua giai đoạn này.

"Trong lúc dịch bệnh tôi không thể giúp đỡ đất nước như các bác sĩ tuyến đầu trực tiếp điều trị cho bệnh nhân. Vì vậy, khi cuộc sống còn đủ ăn đủ mặc, tôi đóng góp một chút tấm lòng của mình bằng chính khoản hỗ trợ, để vừa chia sẻ với đất nước, vừa là động viên, đùm bọc những hoàn cảnh khó khăn hơn.

Người đàn ông ăn xin từ chối nhận hỗ trợ để nhường người khó khăn hơn

Ông Trương Lâm (ngụ phường 12, quận 8) từ chối nhận tiền hỗ trợ dù hàng ngày vẫn đi xin ăn.

Sống trong căn nhà lụp xụp, nhặt ve chai và đi xin mỗi ngày nhưng ông Trương Lâm (SN 1958, ngụ phường 12, quận 8) từ chối nhận tiền hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng vì "tôi đủ ăn", nhường cho người khó khăn hơn.

Dù nhiều lần cán bộ đến tận nhà mời và trao số tiền hỗ trợ nhưng ông Lâm liên tục từ chối và đề nghị dành phần quà đó cho những người khó khăn hơn.

Theo cán bộ phường 12, ông Lâm sống độc thân trong căn nhà lụp xụp, không điện, không nước. Hàng ngày, ông Lâm đi khắp nơi nhặt ve chai, xin tiền mọi người để mua cơm. Tuy nhiên, vừa đủ tiền mua cơm ông sẽ ngưng nhận tiền. Thỉnh thoảng, ông rang đậu phộng bán kiếm thêm thu nhập.

"Dù khó khăn, chạy cơm từng bữa nhưng ông Lâm nhất quyết không nhận tiền. Thi thoảng ông bán phế liệu có tiền lại đi ủng hộ người khác", một cán bộ phường 12, quận 8 thông tin.

Cụ ông thương binh nhường tiền hỗ trợ từ dịch COVID-19

Cụ ông 83 tuổi ở Nghệ An viết đơn tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng COVID-19

Ông Cao Viết Tỉnh (trú xã Diễn Phong, huyện Diễn Châu, Nghệ An) năm nay tròn 83 tuổi, là thương binh 4/4, người có công với cách mạng. Theo quy định của Chính phủ, ông Tỉnh được nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng của COVID-19 với số tiền 500.000 đồng/tháng (trong thời gian ba tháng).

Khi biết mình được Chính phủ hỗ trợ 1,5 triệu đồng, ông Tỉnh xúc động và ông nghĩ ngay C*n san sẻ phần nào khó khăn với đất nước và các hộ dân khác. Từ đó ông viết đơn xin nhường số tiền trên cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 8/5, sau khi nhận được số tiền hỗ trợ an sinh 1,5 triệu đồng, ông Tỉnh gọi điện thoại cho cán bộ chính sách xã Diễn Phong nói: "Cho bác nhường hỗ trợ cho gia đình khác". Sáng thứ Hai (11.5), ông Tỉnh nhờ con rể chở đến UBND xã Diễn Phong để trao lại tiền hỗ trợ cho những gia đình gặp khó khăn hơn do dịch bệnh COVID-19.

Ông Tỉnh nói: "Chống dịch như chống giặc. Cuộc chiến còn kéo dài mà tôi thì chưa đóng góp được gì nhiều. Hơn nữa, tôi đã có lương hưu và được trợ cấp người có công hằng tháng".

Ông Trần Văn Thường, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Diễn Phong, cho biết: "Việc làm của cụ Tỉnh rất đáng quý và ý nghĩa. Trước mắt, hành động đẹp của cụ sẽ được thông tin trên hệ thống đài truyền thanh của xã để toàn dân được biết".

K.N (th)

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/tu-cu-ba-neo-don-tan-tat-den-nguoi-dan-ong-an-xin-tu-choi-tien-ho-tro-than-thuong-lam-tam-chan-tinh-nguoi-viet-20200514110745005.htm)

Tin cùng nội dung

  • Hãy cẩn thận với những dấu hiệu ung thư tiền liệt tuyến hết sức bất ngờ sau.
  • Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Tây Ban Nha, Úc, và Colombia cho thấy những người đàn ông đẹp trai thường có chất lượng tinh dịch kém.
  • Dùng da đàn ông để chữa vô sinh là một bước tiến mới trong quá trình điều trị vô sinh, mang lại hi vọng làm bố cho những người đàn ông vô sinh do tinh trùng có vấn đề.
  • Xuất tinh ngoài vẫn có thể có thai, thời điểm thụ tinh có thể “chọn con trai, con gái” hay sau tuổi 40, đàn ông sẽ giảm khả năng sinh sản.
  • Nghiên cứu thuộc trường Đại học McGill ở Montreal, Canada phát hiện một loại phân tử chỉ có ở người và linh trưởng mà một lượng nhỏ phân tử này cũng có thể hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm.
  • Sỏi thận không chỉ gây đau đớn cho người mắc bệnh mà còn là nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn tính với tỷ lệ Tu vong lên đến 90%.
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY