Kinh tế xã hội hôm nay

Từ làng ra phố Chuyện vui về tìm địa chỉ

(MangYTe) - Trong những năm qua, không gian TP Hà Nội mở rộng, nhiều phường, quận, đường, phố mới xuất hiện, vì vậy nên việc tìm địa chỉ đôi lúc cũng khó khăn. Đặc biệt là đối với người từ vùng quê, người có tuổi không rành công nghệ…

Ngoài 4 quận cũ, thời gian qua hà nội đã có thêm các quận hà đông, bắc từ liêm, nam từ liêm, cầu giấy, long biên, hoàng mai, tây hồ. không gian được mở rộng, nhiều đường phố mới xuất hiện, khiến ngay người sống trong nội thành mà ít đi lại cũng khó mà biết hết. còn với các khu đô thị, gần như các chủ đầu tư đều có xu hướng “âu hóa” cho các dự án của mình; nào times city, smart city, royal city… khiến những người dốt tiếng tây cũng chả biết đường nào mà lần!nếu muốn biết rõ ý nghĩa của đường phố mới - chắc lại phải nhờ đến “anh” google! như một đường phố ở quận cầu giấy là một ví dụ. đường này đã được đặt tên tương đối lâu; nhưng vị trí của nó lại nằm kẹt và vòng vèo trong khu chung cư; số nhà rất phức tạp nên vẫn là mới với nhiều người. và để biết người được đặt tên đường là ai, chúng tôi cũng đã phải lên google “sớt”. nhớ tên đường, tên phố đã khó, tìm địa chỉ lại là cả một vấn đề. với người trẻ tuổi, rành công nghệ, chỉ cần ai đó nhắn định vị qua zalo hoặc nhờ goole map - tự khắc “con ma xó” sẽ đưa đến tận nơi. thế nhưng nhiều con đường, tuyến phố ở hà nội, số nhà rất lộn xộn giữa số cũ, số mới, “tiêu biểu” trong chuyện này là 2 con đường giải phóng và trường chinh. để tìm địa chỉ ở 2 con đường này, google cũng đừng “tinh tướng”!quay lại chuyện tìm địa chỉ, cách đây mấy hôm, ông bạn tôi có nhiệm vụ đón người bà con từ quê ra; điểm hẹn là khu vực tòa nhà keangnam. dù xuống xe đã hơn tiếng đồng hồ, điện thoại réo liên tục, nhưng anh bạn vẫn không thể lần ra bà cô ruột đang đứng đợi ở đâu. hỏi đi, hỏi lại, bà cô vẫn bảo đang đứng cạnh tòa nhà keangnam, bảo gửi định vị thì bà lão đã ngoài thất tuần “bó tay”. sốt ruột, anh bạn phải dùng đến cách rất cổ điển là bảo bà cô nhìn bảng hiệu chỗ mình đứng; hóa ra bà cụ đang đứng chờ tận mạn bến xe mỹ đình. hỏi tại sao cô đứng tận bến xe mỹ đình mà cứ nói là cạnh keangnam, bà cụ thật thà “ô, chỗ cô đứng vẫn nhìn thấy tòa nhà cao vút đó mà, chả cạnh đấy còn gì”!!!theo phép đặt tên đường phố, người ta thường lấy tên danh nhân, có ý nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hóa của đất nước hoặc địa phương; địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân; tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt.nhưng trên thực tế, không phải ai cũng có kiến thức về lịch sử, văn hóa để hiểu rõ mọi tên đường, tên phố. vì vậy người ta mới nảy ra sáng kiến đặt một bảng phụ nói rõ ý nghĩa tên nhân vật được lấy để đặt tên đường. nhưng thông tin nhân vật, lịch sử đòi hỏi phải có quá trình tìm hiểu để cập nhật. đã có thời điểm, người ta đặt tên một con phố là đường ướp lạnh, đến nước này thì google cũng bó tay! tuy nhiên sự cố này sau đó đã được khắc phục… nói vậy để thấy, việc tìm địa chỉ ở thủ đô nhiều lúc không phải dễ đâu, thưa quý vị!

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/tu-lang-ra-pho-chuyen-vui-ve-tim-dia-chi-440053.html)

Tin cùng nội dung

  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY