Người hay ăn tiết canh, nem thính... mà có biểu hiện đau đầu, giảm trí nhớ hoặc có u dưới da nên đi khám để phát hiện sớm ấu trùng sán lợn.
Được đưa đi khám vì thường xuyên bị đau đầu, lên cơn co giật, từ khi lên 10, chị Hà được chẩn đoán mắc
động kinh">bệnh
động kinh. Thế nhưng suốt 20 năm chữa ở tuyến dưới vẫn không khỏi. Cách đây một tuần chị đi khám lại tại bệnh viện tỉnh và được chỉ định chụp cộng hưởng từ. Các bác sĩ phát hiện có những nang sán ở trong não. Ngay lập tức chị được chuyển đến Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương điều trị.
BS Nguyễn Thị Nhật Lệ, Phó trưởng khoa khám bệnh chuyên ngành, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, những trường hợp mắc ấu trúng sán lá lợn như trên không phải là hiếm gặp. Uớc tính trong số các ca điều trị nội trú tại Viện có đến 50% là do bị bệnh này.
"Điều đáng lo ngại là bệnh nhân thường được phát hiện muộn và chẩn đoán nhầm sang bệnh khác. Có người bị chẩn đoán nhầm thành bị
động kinh hoặc trường hợp bị liệt lại được chẩn đoán là tai biến mạch máu não", BS Nhật Lệ nói.
Cũng theo BS, nếu được phát hiện và điều trị sớm khả năng phục hồi hoàn toàn của người bệnh rất cao. Tuy nhiên, các trường hợp ấu trùng tồn tại trong não quá lâu dù có tiêu diệt hết ấu trùng thì vẫn dễ bị hiện tượng vôi hóa trong não. Khi đó, bệnh dễ dẫn đến các di chứng nặng nề như liệt người hoặc bị
động kinh mà không thể chữa khỏi.
Thời gian điều trị thường kéo dài, mỗi đợt khoảng 20 ngày. Một bệnh nhân có thể phải điều trị liệu trình khoảng vài đợt. Bệnh nhân thường tập trung nhiều ở các tỉnh như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng… Những nơi này, người dân có thói quen ăn tiết canh, nem thính, nem chạo, nem chua.
Vì thế, BS khuyến cáo, những người có thói quen ăn tiết canh, nem thính... mà có biểu hiện đau đầu, giảm trí nhớ,
động kinh, liệt nửa người hoặc có u dưới da thì nên đi khám chuyên khoa (chụp cộng hưởng từ) để phát hiện sớm bệnh ấu trùng sán lợn.
Theo Phương Trang - VnExpress