Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tưởng bình dân, lá tía tô được người Nhật coi như thần dược cho sức khỏe

(MangYTe) - Lá tía tô được người Nhật ví như thần dược vì chúng không chỉ là loại rau gia vị đơn thuần mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Lá tía tô từ lâu đã là loại rau gia vị giá rẻ ở việt nam. còn ở nhật, loại rau này lại được người tiêu dùng rất quý trọng. có giai đoạn nhật bản còn muốn nhập khẩu lá tía tô việt nam với giá là 700 đồng cho 1 chiếc. họ gọi là shiso, chúng được yêu thích vì không thể thiếu trong món sashimi, sushi, tạo nên hương vị riêng biệt. hơn nữa, những giá trị "vàng" chúng mang lại cho sức khỏe không thể không kể đến.

Giải cảm

Người bị cảm nên dùng lá tía tô. Ảnh minh họa

Một trong những công dụng phổ biến nhất của cây thu*c dân gian này là giải cảm. mỗi khi thời tiết thay đổi, sức đề kháng lại suy giảm khiến nhiều người mắc cảm mạo. người bệnh nên dùng lá tía tô để xông và nấu cháo ăn để sớm khỏi bệnh.

Chống dị ứng

Chiết xuất từ trà lá tía tô và etanol có hợp chất làm giảm phản ứng dị ứng. theo đó, lá tía tô chứa glycoprotein có thể ức chế hoạt động của hyaluronidase và sự phân hủy tế bào mast. đồng thời, chiết xuất ethanol của lá tía tô cũng có khả năng làm giảm viêm đường thở và tăng tiết liên quan đến bệnh hen suyễn.

Cải thiện sức khỏe da

Với thành phần kháng khuẩn giúp chống viêm khá tốt, tía tô mang đặc tính hỗ trợ giảm sưng tấy. nhiều chị em phụ nữ sử dụng nước lá tía tô tươi để giảm mụn bọc, mụn mủ… uống nước lá tía tô sẽ kích thích bài tiết qua tuyến mồ hôi, từ đó tăng cường bài tiết các chất độc có hại cho cơ thể nói chung và làn da nói riêng.

Giảm ho đờm, khó thở

Theo y học cổ truyền, tía tô có vị cay, tính ấm. tác dụng tán hàn giải biểu, lý khí hòa doanh, an thai, giảm co thắt cơ trơn phế quản,... tía tô còn được coi là thu*c giảm ho, tiêu đờm, ức chế virus phát triển.

Tía tô thúc đẩy khí huyết, tân dịch đến toàn thân. bên trong thì đi vào các tạng phủ, kinh lạc; ngoài đi tới, bì mao, cơ nhục. lá tía tô rất hữu dụng trong quá trình điều trị của bệnh nhân covid.

Cách nấu nước lá tía tô để uống hàng ngày

Rửa sạch lá tía tô với nước muối pha loãng. đun sôi từ 2-3 lít nước rồi bỏ lá tía tô vào. đợi cho nước sôi thêm 2 phút rồi tắt bếp, để nguội. chỉ cần bỏ thêm vài lát chanh tươi vào rồi lưu trữ trong tủ lạnh uống dần trong 1-2 ngày. thức uống này giúp đẹp da, cải thiện vóc dáng, tăng cường đề kháng trong mùa dịch covid-19.

Thu Phương (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (https://vietq.vn/tuong-chung-binh-dan-la-tia-to-duoc-nguoi-nhat-coi-nhu-than-duoc-cho-suc-khoe-d198229.html)

Chủ đề liên quan:

covid lá tía tô tía tô tiêu đờm

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tía tô vừa là rau gia vị, vừa là cây Thuốc phổ biến trong nhân dân. Có 2 loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm mạnh.
  • Sả được trồng khá phổ biến ở nông thôn, nhất là trong các vườn Thu*c gia đình và trạm y tế xã, từ đồng bằng đến miền núi. Cây còn được phát triển ở quy mô nông trường tại Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Đăk Lăk, Tây Ninh để cất tinh dầu xuất khẩu.
  • Đau đầu là một chứng trạng rất thường gặp trong thực tiễn lâm sàng và nhiều khi đó là dấu hiệu duy nhất khiến người bệnh phải tìm gặp thầy Thu*c. Trong y học cổ truyền, đau đầu thuộc phạm vi chứng đầu thống.
  • Những bài Thu*c từ thảo dược sau sẽ góp phần chữa chứng đau bụng thực trướng do ăn uống quá độ, thức ăn không tiêu
  • Rau ngò gai có khá nhiều công dụng như giảm đau, chữa hôi miệng, trị cảm cúm..., được dùng tươi hay khô.
  • SKĐS -Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thu*c sau để trị căn bệnh này.
  • Lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, bệnh cảm sẽ hết.
  • Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày
  • Lá tía tô dùng làm gia vị và vị Thuốc hay dùng trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống, cành làm Thuốc an thai.
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY