Hô hấp hôm nay

Tưởng cảm cúm hóa ra viêm phổi và những biến chứng khó lường

Viêm phổi là bệnh lý thường gặp về đường hô hấp. Bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm gây Tu vong cho người mắc phải.

Vừa qua, BV ĐH Y Dược TPHCM đã tiếp nhận và điều trị cho cụ ông D.V.T hơn 60 tuổi, quê ở miền Tây bị viêm phổi nặng. Ông T. nhập viện trong tình trạng ho nhiều, mệt, hô hấp khó khăn,… phải thở máy hơn 2 giờ đồng hồ tình trạng ông mới ổn định.

Các bác sĩ khám bệnh, làm các xét nghiệm thì nhận thấy ông T. bị viêm phổi rất nặng cần phải được nhập viện ngay. Nếu không, bệnh sẽ chuyển biến nặng thêm và gây ra nhiều biến chứng. Thậm chí bệnh nhân sẽ không qua khỏi.

Bệnh viêm phổi gây ra những biến chứng nặng nề nếu không biết cách phòng tránh 

Theo người nhà ông T., trước đó ông bị ho liên tục khi thời tiết chuyển mùa, ông T. cứ nghĩ mình bị cảm nhẹ nên tự mua Thu*c uống. Vài ngày sau, ông T. thấy mệt mỏi, chán ăn nhưng vẫn tự điều trị tại nhà. Đến khi bệnh chuyển nặng, ông được gia đình đưa đến bệnh viện thì sức khỏe gần như kiệt quệ.

Về việc này, BS Nguyễn Viết Hậu - BS.CK1, Phó trưởng khoa Cấp cứu BV ĐH Y Dược TPHCM cho biết: "Đây là tình trạng viêm phổi cộng đồng điển hình (viêm phổi mắc phải ngoài cộng đồng).

Ở người lớn tuổi, sức đề kháng giảm, phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng cũng ít biểu hiện. Người bệnh thường không ho đàm nhiều, ớn lạnh như một cảm cúm thông thường. Điều này dễ làm người bệnh và thân nhân chủ quan".

Những dấu hiệu của bệnh viêm phổi không nên chủ quan:

Nhất là ở người già và trẻ em khi đã mắc bệnh viêm phổi thường có triệu chứng bệnh âm thầm, phức tạp. Bệnh thường diễn tiến nhanh và có nhiều biến chứng nặng. Việc điều trị cũng khó khăn và lâu dài đối với người có các bệnh mạn tính đi kèm.

Do vậy, việc phòng bệnh viêm phổi khi thời tiết thay đổi đột ngột rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa tối đa mức tăng nặng của bệnh và biến chứng nguy hiểm gây Tu vong.

Bệnh viêm phổi do vi khuẩn và virus thường lây qua chất dịch phát tán từ mũi, miệng người bệnh. Bệnh có thể lây rất nhanh khi người bệnh ho hoặc hắt hơi vào người khác.

Người khỏe mạnh nhưng dùng chung ly uống nước và dụng cụ đựng thức ăn, sờ vào khăn giấy hoặc khăn tay mà người bệnh đã sử dụng cũng sẽ bị lây nhiễm. Do đó, khi trong gia đình có người mắc bệnh, người lớn nên chú ý phòng tránh cho trẻ và không nên đưa trẻ đến những chỗ đông người.

Người bị viêm phổi thường sẽ có cảm giác đau tức ngực, tại vùng bị tổn thương nhiều hay ít. Bên cạnh đó, tình trạng khó thở nhẹ hoặc nặng như thở nhanh nông, co kéo cơ hô hấp có thể diễn ra.

Ho có thể là dấu hiệu triệu chứng sớm của viêm phổi, viêm phế quản hoặc các bệnh phổi khác. Tuy nhiên, với những người bị viêm phổi thì thường ho thành cơn và ho có đờm. Một số trường hợp có thể bị ho khan. Nếu đờm màu rỉ sắt, đờm màu xanh, vàng, đôi khi có mủ, mùi hôi và thối thì người bệnh có thể đã bị viêm phổi.

Bên cạnh đó, nếu người bệnh bị sốt thành cơn hoặc liên tục cả ngày kèm theo rét run, khó thở, đau ngực, sốt không rõ nguyên nhân. Đặc biệt nếu người bệnh sốt kéo dài 38,9 độ C hoặc cao hơn, kèm theo ớn lạnh và ra nhiều mồ hôi.

Ngoài việc sốt cao, nếu thấy người bệnh có hiện tượng da đỏ lên, nóng ran, tím môi, tím đầu chi hoặc suy hô hấp. Gia đình cần đưa ngay người thân của mình đến các cơ sở y tế gần nhất vì người bệnh đã có nguy cơ bị viêm phổi nặng.

Theo BS Thân Văn Kha, BV phổi Bắc Giang chia sẻ với PV Chất lượng Việt Nam cách phòng ngừa bệnh viêm phổi: Cần vệ sinh sạch sẽ nơi ở. Tốt nhất là sống trong môi trường trong sạch, ít khói bụi. Nhà ở phải thông thoáng, về mùa lạnh phải được che kín các khe hở, nên đóng cửa để che bụi.

Giữ cơ thể ấm về mùa đông, đặc biệt là giữ ấm cổ, ngực và hai bàn chân. Tránh bị nhiễm lạnh đột ngột, nhất là với người già và trẻ em. Khi không cần thiết thì không nên đi ra ngoài trời lúc sáng sớm và đêm khuya, vì lúc đó thường lạnh.

Nằm ngủ nên đắp chăn ấm, giường ngủ nên có đệm. Mùa đông không nên tắm nước lạnh, nơi tắm phải kín không có gió lùa. Mùa hè không nên để máy điều hoà nhiệt độ ở mức quá mát lạnh, không để quạt điện hướng trực tiếp vào người lúc nửa đêm về sáng. Loại bỏ những yếu tố kích thích có hại: không uống nhiều rượu, không hút Thu*c lào Thu*c lá.

Duy trì chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối về chất để có sức phòng chống bệnh. Thường xuyên bảo đảm vệ sinh răng miệng. Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng để tránh biến chứng viêm phổi. Cần tập thể dục đều đặn, vừa sức, tốt nhất là tập thở sâu theo phương pháp thở bụng.

Theo Chất lượng Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tuong-cam-cum-hoa-ra-viem-phoi-va-nhung-bien-chung-kho-luong-n316169.html)

Tin cùng nội dung

  • Bà Nguyễn T. H. (61 tuổi, phố Phùng Hưng, Đan Phượng, Hà Nội) Tu vong một thời gian sau phẫu thuật cắt bỏ ¾ dạ dày vì có khối u to bằng quả trứng.
  • Triệu chứng viêm ruột thừa đối với trẻ nhỏ, dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa khá đặc trưng: đau bụng.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Viêm phổi thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Cũng có thể do nấm hoặc những hóa chất hít vào phổi.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY