Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tùy tiện sử dụng Thuốc giun, cẩn thận mang bệnh vào người

MangYTe - Hiện nay nhiều người đang tìm mua Thuốc trị giun sau khi có thông tin được cho là Thuốc này có thể trị được bệnh COVID-19. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, SARS-CoV-2 chưa có Thuốc điều trị đặc hiệu. Dùng Thuốc tẩy giun sẽ có những tác dụng phụ nếu sử dụng tùy tiện...

Nhiều tác dụng phụ nguy hiểm

Thông tin các nhà khoa học Australia và Bệnh viện Hoàng gia ở Melbourne đã phát hiện ra Thuốc tẩy giun sán Ivermectin có tác dụng kháng virus và có khả năng ngăn chặn sự sinh sản của SARS-CoV-2 trong nuôi cấy tế bào chỉ trong 48 giờ khiến nhiều người tìm mua dự trữ Thuốc điều trị giun đề phòng bệnh COVID-19. Vì thế, giá của các loại Thuốc này đã tăng theo nhu cầu của người mua.

Trước sự việc trên, ThS.BS Nguyễn Hồng Hà, chuyên gia bệnh truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Medlatec, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, bệnh COVID-19 đến nay vẫn chưa có Thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị COVID-19 vẫn dựa trên phòng bệnh, điều trị triệu chứng và biến chứng. Các phương pháp điều trị chỉ mang tính hỗ trợ. Biện pháp hỗ trợ gồm hỗ trợ hô hấp như thở ôxy, thở máy, ECMO…

Các nhà khoa học và bác sĩ lâm sàng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả nước ta vẫn đang thử nghiệm để tìm loại Thuốc điều trị đặc hiệu. Vì thế, người dân cần phòng chống bệnh theo khuyến cáo, chỉ định, hướng dẫn của Bộ Y tế; tuyệt đối không tin vào việc sử dụng các loại Thuốc, hay phương pháp chữa bệnh chưa có hướng dẫn chính thức.

Người dân không nên tự ý mua Thuốc Ivermectin vì có nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng tùy tiện. Ảnh: TL

Theo BS Nguyễn Hồng Hà, hiện Tổ chức Y tế Thế giới và nước ta cũng chưa có khuyến cáo dùng Ivermectin điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nên người dân không tùy tiện dung Thuốc này. Những thông tin nghiên cứu được chia sẻ chỉ nói đến khả năng điều trị của Thuốc này với COVID-19, nhưng chưa xác định chính xác được loại Thuốc điều trị hữu hiệu nhất và việc nghiên cứu mới chỉ ở phòng thí nghiệm, chưa sử dụng lâm sàng trên người. Để đánh giá hiệu quả của bất kì loại Thuốc điều trị bệnh nào cần phải chờ thử nghiệm lâm sàng với cỡ mẫu lên đến hàng trăm, hàng ngàn bệnh nhân mới biết có hiệu quả hay không.

PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, nguyên giảng viên khoa Dược (Trường Đại học Y dược TPHCM) khuyến cáo, mọi người cần thận trọng khi dùng Thuốc Ivermectin. Thuốc Ivermectin chỉ dùng khi được chẩn đoán mắc giun chỉ. Loại Thuốc này thuộc nhóm bán theo đơn, bởi Thuốc có các tác dụng phụ như: Tăng men gan, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, gây ói mửa, tiêu chảy… Ngoài ra, Thuốc còn tác dụng phụ không mong muốn gồm: Mày đay, các cơn động kinh, mất điều hòa, khó thở.

Thuốc sử dụng không đúng bệnh, không đúng liều lượng đều có thể gây độc. Đôi khi những loại Thuốc bổ, Thuốc chữa thông thường nếu dùng không đúng cũng thành Thuốc độc. Vì vậy, mọi người cần thận trọng không tự ý dùng. Trước đây từng có rất nhiều người đổ xô tìm mua Tamiflu với giá "cắt cổ" để sẵn sàng điều trị cúm tại nhà. Kết quả, các cơ sở khan hiếm Thuốc điều trị, các đối tượng đầu cơ lại tăng giá, còn những người đã mua được Thuốc lại bỏ đi.

Làm gì phòng bệnh sau giãn cách xã hội kết thúc?

Theo BS Nguyễn Hồng Hà, hiện Việt Nam đã kiểm soát rất tốt với các ổ bệnh đã lộ ra. Dù vậy, người dân không nên vì điều này mà chủ quan khi tình hình dịch COVID-19 trên thế giới chưa khả quan.

Ngay cả khi giãn cách xã hội kết thúc, người dân vẫn tiếp tục cảnh giác với dịch bệnh. Nếu vẫn còn người lành mang virus, bệnh sẽ còn dai dẳng và có thể bùng phát các đợt dịch tiếp theo khi chưa có vaccine tăng miễn dịch cho cộng đồng.

"Người dân vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế như đeo khẩu trang, không tụ tập, đảm bảo giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc, rửa tay thường xuyên, khử khuẩn… Khi có các triệu chứng như sốt, ho phải khai báo y tế điện tử và liên hệ với cơ sở y tế gần nhất đế được tư vấn, hướng dẫn, xét nghiệm kịp thời. Việc tự tiện mua Thuốc uống sẽ làm chậm việc phát hiện bệnh", BS Nguyễn Hồng Hà cho hay.

Những trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính với các biểu hiện sốt, ho, có thể khó thở và có một trong các yếu tố dịch tễ theo khuyến cáo của Bộ Y tế gồm: Có tiền sử đến/ở/về từ vùng có dịch trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát bệnh; tiếp xúc gần (trong vòng 2m) với trường hợp mắc, hoặc nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 gây ra. Các trường hợp này cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác, cách ly, điều trị kịp thời.

Để phòng tránh bệnh, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo người dân cần tiếp tục chú ý nâng cao sức đề kháng cho cơ thể của mình để chống chọi với các bệnh. Để có hệ miễn dịch khỏe mạnh đòi hỏi việc luyện tập thể dục, thể theo thường xuyên dù thời gian ở nhà nhiều hơn. Cùng với đó, chế độ ăn đa dạng đầy đủ chất dinh dưỡng và bữa ăn chúng ta có thể cân đối chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), dầu, ngũ cốc, rau xanh quả chín… Mọi người chú ý chất đạm, các vitamin A, C,D, E… các khoáng chất: sắt, kẽm, selen… cũng tham gia yếu tố miễn dịch hay vitamin nhóm B.

Phương Thuận

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/tuy-tien-su-dung-thuoc-giun-can-than-mang-benh-vao-nguoi-20200415221117092.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tampon là chiếc chìa khóa để bảo vệ sự an toàn và thoải mái cho bạn ngay cả trong thời kỳ khó chịu nhất.
  • Sử dụng các trang web truyền thông xã hội như facebook có thể dẫn đến các triệu chứng của bệnh trầm cảm nếu việc này gây nên lòng đố kỵ hoặc cảm giác ghen tị ở bạn.
  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
  • 2 năm nay tôi thấy xuất hiện triệu chứng khi ăn hay bị nôn khan, cơ thể có cảm giác ớn lạnh.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Như báo SKĐS đã đăng tải một số trường hợp bệnh nhân bị hôn mê sâu sau khi dùng an cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Để giúp bạn đọc hiểu thêm và dùng đúng về loại Thu*c này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của lương y Vũ Quốc Trung.
  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY