Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Gia tăng các bệnh truyền nhiễm

(HNM) - Theo ghi nhận của phóng viên Báo Hànộimới tại các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô, thời điểm này, số lượng bệnh nhân mắc thủy đậu, tay chân miệng, vi rút hợp bào hô hấp (RSV)… nhập viện gia tăng. Trước thực trạng trên, ngành Y tế Hà Nội yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân, đồng thời kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo.

(hnm) - theo ghi nhận của phóng viên báo hànộimới tại các bệnh viện trên địa bàn thủ đô, thời điểm này, số lượng bệnh nhân mắc thủy đậu, tay chân miệng, vi rút hợp bào hô hấp (rsv)… nhập viện gia tăng. trước thực trạng trên, ngành y tế hà nội yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân, đồng thời kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo.

Ảnh: Minh Ngọc

Bổ sung nhiều giường điều trị

So với cùng kỳ năm 2022, số ca mắc thủy đậu ở Hà Nội từ đầu năm đến nay tăng đột biến lên gần 75 lần. Cụ thể, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong 3 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn thành phố ghi nhận 800 ca mắc thủy đậu, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ có 11 ca. Điều đáng nói, không chỉ trẻ nhỏ mà tại các bệnh viện đã ghi nhận nhiều người lớn mắc thuỷ đậu.

Chị D.T.T ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội có con học lớp 1 bị lây thủy đậu khi đi học. Về nhà, bé lây bệnh cho mẹ và em nhỏ 6 tháng tuổi. 3 ngày trước khi nhập viện, chị T sốt cao đến 40 độ, trên cơ thể, đặc biệt là mặt và da cánh tay nổi các nốt mụn ngứa... Tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, chị T được chẩn đoán mắc thủy đậu. Theo các bác sĩ, với những người chưa được tiêm phòng thì nguy cơ cao mắc bệnh. Người lớn mắc thủy đậu, bệnh sẽ nặng hơn trẻ em và dễ có nguy cơ bị bội nhiễm.

Tương tự, tại khoa bệnh nghề nghiệp (bệnh viện thanh nhàn) cũng đã tiếp nhận 12 ca mắc thủy đậu đều là người lớn, cao gấp đôi cả năm trước cộng lại; trong đó có 8 bệnh nhân sống cùng một khu trọ. ngoài ra, tại khoa nhi của bệnh viện này cũng điều trị cho hơn 80 bệnh nhi bị viêm đường hô hấp, trong đó có 16 bé được xác định nhiễm vi rút hợp bào hô hấp (rsv). trong số trẻ bị nhiễm rsv có 5 trẻ bị nặng, phải thở ô xy. “rsv gây biến chứng suy hô hấp, viêm phổi rất nhanh, rất sớm, đặc biệt là với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém. nhiều trẻ mắc rsv mới chỉ 1 tháng hoặc 2 tháng tuổi”, bác sĩ nghiêm thị mai sang, phó trưởng khoa nhi (bệnh viện thanh nhàn) cho biết.

Còn tại khoa nhi (bệnh viện đa khoa hà đông), trung bình mỗi ngày, đơn vị này cũng tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhi phải điều trị nội trú, trong đó số lượng bệnh nhân mắc rsv chiếm khoảng 30%. theo bác sĩ nguyễn thị thùy dương, trưởng khoa nhi (bệnh viện đa khoa hà đông), nhiều bệnh nhi dưới 2 tuổi mắc rsv có biến chứng nặng, phải thở máy. trước số lượng bệnh nhân gia tăng, khoa nhi phải bố trí kê thêm giường để tránh tình trạng trẻ phải nằm ghép. ngoài thủy đậu, rsv, bệnh tay chân miệng cũng đang “vào mùa”. chỉ trong 2 tuần qua, tại trung tâm bệnh nhiệt đới (bệnh viện nhi trung ương) đã điều trị cho 37 bệnh nhi mắc tay chân miệng. từ đầu năm đến nay, đơn vị này có hơn 100 trẻ nhập viện do tay chân miệng. không riêng bệnh viện nhi trung ương, tại nhiều bệnh viện trực thuộc sở y tế hà nội, số lượng bệnh nhân mắc tay chân miệng lên tới 248 ca, trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái chỉ có 2 ca.

Ảnh: Xuân Lộc

Không để dịch bệnh lây lan

Hiện nay, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường, là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh đường hô hấp phát triển, trong đó đứng đầu là vi rút RSV.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp (Bệnh viện Nhi trung ương) cho rằng, trẻ dưới 2 tuổi, có các bệnh nền là đối tượng dễ mắc RSV nhất. Do đó, phải bảo vệ trẻ bằng cách cho mặc đủ ấm khi trời mưa, trở lạnh; trời nóng thì sử dụng quạt hay điều hòa ở nhiệt độ thích hợp. Mặt khác, giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn; hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người; tăng cường dinh dưỡng và tiêm phòng đầy đủ.

Cùng với RSV, bệnh tay chân miệng được dự báo tiếp tục gia tăng cho tới tháng 5. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, nếu gia đình nào thấy con có biểu hiện sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt, kèm theo kém ăn, đau họng, phát ban thì phải báo ngay với nhà trường để nghỉ học, đưa tới cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Riêng với bệnh thủy đậu, bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi trung ương) lưu ý thêm, nếu trẻ sốt trên 38,5 độ, cho trẻ uống thuốc hạ sốt thành phần paracetamol 10-15mg/kg cách 4-6 giờ/lần, kết hợp chườm ấm. Khi chườm ấm cho trẻ thủy đậu, cần dùng nước ấm tan giá (không quá ấm nóng) để tránh gây vỡ, bỏng rát các phỏng nước trên cơ thể.

Để kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới, không để xảy ra tử vong, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đề nghị các cơ sở khám, chữa bệnh bảo đảm đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, tổ chức tốt việc thu dung, sàng lọc, cấp cứu điều trị bệnh nhân, đồng thời thực hiện nghiêm túc những quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng, chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện... Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch tiêm bổ sung và tiêm vét cho tất cả đối tượng thuộc diện tiêm chủng mở rộng chưa được tiêm chủng đầy đủ và chủ động giám sát, phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng, xử lý ổ dịch kịp thời, không để dịch lây lan.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1060806/gia-tang-cac-benh-truyen-nhiem)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY