Dinh dưỡng hôm nay

Tuyệt đối không nấu hoặc ăn thịt vịt cùng những thực phẩm này kẻo rước bệnh

Đều là những thực phẩm bổ dưỡng nhưng khi ăn chung hoặc nấu chung với thịt vịt sẽ gây hại sức khỏe.

Thịt vịt vốn thanh mát, bổ dưỡng nên được nhiều người ưa thích. trong 100g thịt vịt có đến 25g chất protein, 201 calorie và hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie đồng axit nicotic khỏe, các vitamin b, a, e, k… thịt vịt thường xuyên xuất hiện trong các mâm cơm gia đình bằng nhiều món khác nhau như luộc, nướng, xào lăn, quay... mà món nào cũng ngon và hấp dẫn.

Vịt cũng có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu nên mới dễ dàng biến thành nhiều món được mọi người yêu thích như thế. tuy nhiên, vẫn còn một số thực phẩm không nên nấu hoặc ăn chung cùng vịt có lẽ nhiều người chưa biết. nếu vẫn cố ăn/nấu chung sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Dưới đây là một số thực phẩm kỵ thịt vịt, các bạn có thể tham khảo:

Không ăn cùng hoặc nấu chung thịt vịt với ba ba

Thịt vịt cũng có thể om chuối mẻ, ba ba cũng vậy. tuy nhiên đây là hai thực phẩm kỵ nhau nên bà nội trợ cũng không nên dại dột cho cả ba ba và vịt vào om cùng chuối và mẻ nhé.

Theo lương y đa khoa bùi đắc sáng, thịt ba ba ngọt, tính bình, không độc còn thịt vịt lại thuộc tính mát. cả hai loại loại thực phẩm này có nhiều hoạt chất sinh học nên khi ăn chung với nhau sẽ giảm giá trị dinh dưỡng, nếu ăn chung hoặc nấu cùng sẽ gây phù thũng, tiêu chảy.

Thịt vịt không nên ăn cùng mận

Nhiều người có thói quen ăn hoa quả sau bữa cơm để tráng miệng, mận cũng nằm trong số đó. Tuy nhiên, nếu bữa ăn của bạn có thịt vịt, thì không nên ăn mận sau khi vừa thưởng thức vịt xong.

Thịt vịt tính hàn giúp giải nhiệt tốt cho cơ thể. Còn quả mận ăn vào nóng trong sẽ sinh nóng ruột. Nếu ăn vịt cùng mận gần thời gian nhau hoặc ăn cùng một lúc sẽ gây ra bệnh khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột hại cho sức khỏe.

Thịt vịt không nên ăn cùng thịt rùa

Theo đông y, nếu ăn chung thịt vịt với thịt rùa sẽ làm cho cơ thể rơi vào tình trạng âm thịnh dương suy, phù nề và tiêu chảy.

Do đó, bạn không nên thưởng thức hai món thịt vịt và thịt rùa trong một bữa ăn.

Thịt vịt kỵ trứng gà

Không nên ăn thịt vịt cùng với trứng gà vì có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.

THAM KHẢO CÁCH LÀM MỘT SỐ MÓN VỊT

1. Vịt nướng chao

Nguyên liệu:

- 2 miếng thịt vịt hay đùi vịt hoặc 1/2 con vịt

- Gia vị: 2 muỗng canh chao 1 muỗng canh xì dầu 1 muỗng cà phê dầu hào 1 muỗng canh đường 1 muỗng cà phê ớt bột, tỏi băm trộn chung trong 1 cái chén 1/2 muỗng cà phê tiêu 1/2 muỗng cà phê muối.

Cách làm:

Vịt rửa sạch với nước muối pha loãng và gừng giã nhuyễn... Khứa vài đường lên miếng thịt. Cho thịt vào tô cùng 1/2 gia vị phía trên, để 30 phút cho thịt thấm.

Xếp thịt lên vỉ. Lò nướng làm nóng trước 15 phút ở nhiệt độ 180 độ C. Cho vỉ thịt vào nướng mỗi bên 15 phút.

Qua 15 phút lấy thịt ra quét thêm 1 lớp gia vị, và cho lại lò nướng 10 phút. Bạn quét sốt 2 lần và nướng như thế. Thịt chín có màu đẹp thì tắt lò.

Lấy vỉ thịt ra và thái miếng vừa ăn.

Vịt nướng chao thái lát cho ra dĩa, có xà lách và dưa leo. Món này ăn với cơm rất ngon.

Vịt quay Bắc Kinh

Nguyên liệu:

- 1 con vịt khoảng 1kg

- 1 muỗng cà phê dấm trắng; 2 muỗng canh dầu hào; 1 muỗng cà phê ngũ vị hương; 2 muỗng canh đường mạch nha; 1 1/2 rượu nấu ăn

- Thưởng thức: 10 cái bánh tráng; 1 quả dưa chuột; 2 củ hành boa rô. Thái chỉ phần thân trắng của hành.

- Nước chấm: 2 muỗng canh tương đậu nành ngọt 1 muỗng canh vừng trộn đều để chấm với vịt quay

Cách làm:

Cho dấm vào trong nước, cho vịt vào ngâm trong 1 giờ. Sau đó dùng dây buộc vịt vào sợi dây, treo vịt lên để cho khô, ráo nước.

Trộn 2 muỗng canh dầu hào vào 1/2 muỗng canh rượu nấu ăn và 1 muỗng cà phê ngũ vị hương. sau đó, phết hỗn hợp sốt này vào trong bụng vịt.

Trong bát khác, trộn 2 muỗng canh đường mạch nha, với 2 muỗng canh nước nóng và ½ muỗng canh dấm trắng. Sau đó phết hỗn hợp gia vị này lên khắp bề mặt da của vịt. Sau 30 phút lại phết lại 1 lần nữa. Nếu là mùa đông bạn có thể treo vịt vịt lên trong 24 giờ. Còn riêng mùa hè, nếu treo lâu vịt sẽ bị ôi thiu.

Sau đó, dùng lạt xâu kín phần bụng vịt.

Làm nóng lò nước trước ở nhiệt độ 180 độ c. sau đó cho vịt vào vỉ nướng, để khay bên dưới để hứng nước thịt vịt chảy xuống. nướng vịt trong 20 phút.

Lật vịt, nướng thêm 15 phút nữa. Sau đó hạ nhiệt độ xuống 120 độ C và tiếp tục nướng trong 30 phút. Nếu vịt to hơn có thể nướng thêm 10 phút nếu nó nặng thêm 500g.

Sau đó, bạn có hai cách để tiếp tục chế biến món vịt này.

Làm nóng nồi dầu ăn, sau đó, một tay giữ phần cổ vịt, một tay dùng muôi múc dầu ăn nóng rưới lên vào da vịt cho da vịt nóng giòn. Cẩn thận bị bỏng tay.

Cách 2: Tiếp tục cho vịt vào lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C một lần nữa trong 6-10 phút (để ý cẩn thận không vịt bị cháy).

Sau đó, để vịt nguội bớt vài phút trước khi cắt thịt vịt.

Vịt bạn có thể băm thành từng miếng vừa ăn hoặc lọc riêng thịt ra bằng cách khứa một đường quanh ức và bụng bịt. Dùng dao khứa đôi vịt dọc theo bụng vịt.

Khứa phần thịt trên bề mặt này thành các miếng bằng nhau rồi lấy dao lọc từng miếng ra. Vịt quay Bắc Kinh có thể ăn trực tiếp hoặc cuốn với bánh tráng kèm dưa chuột, hành thái chỉ.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://phunuvietnam.vn/tuyet-doi-khong-nau-hoac-an-thit-vit-cung-nhung-thuc-pham-nay-51202025911330739.htm

Theo Phụ nữ Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tuyet-doi-khong-nau-hoac-an-thit-vit-cung-nhung-thuc-pham-nay-keo-ruoc-benh/20200926052640123)

Tin cùng nội dung

  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY