Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tuyệt đối không tiêm vắc xin ComBE Five cho trẻ có biểu hiện dưới dây, kể cả khi đủ tuổi

Trước khi đưa vắc xin ComBe FIVE vào sử dụng trên toàn quốc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã chỉ rõ nhưng trẻ không được tiêm loại vắc xin này.

Vắc xin ComBE Five sẽ được tiêm đại trà bắt đầu từ năm 2019 trên toàn quốc.

Sau một thời gian tiến hành tiêm vắc xin ComBE Five (thay thế vắc xin Quinvaxem) cho trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi tại 12 tỉnh trên toàn quốc, Bộ Y tế đã ghi nhận một số trẻ có phản ứng sau tiêm chủng như trẻ quấy khóc, sốt cao, tím tái.

Đặc biệt, tại tỉnh Nam Định đã ghi nhận hai trường hợp trẻ Tu vong sau khi tiêm loại vắc xin mới này. Tuy nhiên, qua quá trình làm rõ, Bộ Y tế khẳng định hai trẻ Tu vong không liên quan đến vắc xin ComBE Five.

Theo kế hoạch, bắt đầu từ tháng 1/2019 Bộ Y tế sẽ tiến hành tiêm đại trà vắc xin ComBE Five trên toàn quốc tại 11.000 điểm tiêm chủng. Được biết, vắc xin này tiêm phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.

Trước khi đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng và thực hiện tiêm trên toàn quốc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có hướng dẫn chi tiết về những đối tượng không hoặc hoãn tiêm vắc xin Combe Five cũng như các bước theo dõi sau tiêm vắc xin này tại nơi tiêm và tại nhà.

Không tiêm chủng vắc xin cho những trường hợp:

- Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin DPT-VGB-Hib lần tiêm chủng trước hoặc vắc xin có thành phần DPT, viêm gan B, Hib như:

+ Sốt cao trên 39°C trong vòng 1- 2 ngày sau tiêm vắc xin.

+ Dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở trong vòng 2 ngày sau tiêm vắc xin.

+ Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin.

+ Khóc dai dẳng trên 3 giờ… trong vòng 1 ngày sau tiêm vắc xin.

+ Giảm trương lực cơ trong vòng 2 ngày sau tiêm vắc xin.

- Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan....)

Tạm hoãn tiêm chủng vắc xin DPT-VGB-Hib cho các trường hợp:

- Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.

- Trẻ sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 °C (đo nhiệt độ tại nách).

- Trẻ mới truyền máu, các sản phẩm từ máu hoặc dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.

- Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.

- Cân nặng dưới 2000 gram

- Tư vấn trước tiêm chủng

Trước khi tiêm cán bộ tiêm chủng cần phải giải thích rõ những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng như: sốt nhẹ, đau tại chỗ tiêm, sưng nhẹ tại vị trí tiêm,… sẽ hết sau khi tiêm 1- 3 ngày.

Cán bộ tiêm chủng cần hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

- Cho trẻ ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.

- Tiếp tục theo dõi trẻ sau tiêm chủng tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.

- Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ.

- Bế, quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm.

- Cho trẻ bú/ăn đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế, không bú/ăn khi nằm…thường xuyên kiểm tra trẻ, đặc biệt ban đêm.

- Không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm.

- Các dấu hiệu cần theo dõi: Tinh thần; tình trạng ăn, ngủ, nhiệt độ, phát ban, biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…), trẻ sốt cần cập nhiệt độ

- Nếu phát hiện bất thường gì về sức khỏe của trẻ thì phải báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử lý.

Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu:

- Tinh thần: quấy khóc dai dẳng, kích thích vật vã, lừ đừ,...

- Khó thở: rút lõm hõm ức, bụng, tím môi, thở ậm ạch

- Sốt cao >39°C, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24h

- Da nổi vân tím, chi lạnh

- Nôn trớ nhiều lần, bỏ bữa ăn, bú kém, bỏ bú

- Co giật

- Phát ban

Đặc biệt, không tự ý dùng Thu*c ở nhà. Khi dùng Thu*c cần phải theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm nước ấm, nới rộng quần áo. Không nên dùng các loại Thu*c lá, cây… khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Dùng Thu*c hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Tư vấn nhân viên y tế trước và sau khi xử lý.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/tuyet-doi-khong-tiem-vac-xin-combe-five-cho-tre-co-bieu-hien-duoi-day-ke-ca-khi-du-tuoi)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Vắc xin sởi giúp ngăn ngừa bệnh sởi trước bệnh. Có tác dụng trị bệnh cho trẻ bị sởi nhưng không hết hoàn toàn trong 1 liều.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY