u phổi lành tính" srcset="https://d2wuern4tlyyou.cloudfront.net/photos/news/content/U-phoi-lanh-tinh-la-gi-dac-diem-cua-u-phoi-lanh-tinh-1.jpg 300w, http://viemphoi.net/wp-content/uploads/2016/07/khoi-u-phoi-lanh-tinh.jpg 646w" sizes="(max-width: 500px) 100vw, 500px" >
Một khối u trong phổi chính là kết quả của sự phân chia và phát triển không bình thường của các tế bào trong mô phổi hoặc ở đường hô hấp dẫn đến phổi. Quá trình của những tế bào này phân chia với tốc độ nhanh chóng mà không già cỗi hoặc ch*t đi thì sẽ dẫn tới sự tích tụ tế bào và hình thành khối u.
Khi khối u có lớn hơn đường kính trên 3cm gọi là khối u phổi. Nhìn chung, u phổi không phải là ung thư phổi bởi vậy sẽ không lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể, nó phát triển chậm hoặc thậm chí ngừng phát triển hay tự teo nhỏ và thường không nguy hiểm, không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Hoặc nếu có phát triển, đẩy lên các mô lân cận thì cũng không có hoạt động xâm nhập, thay thế các mô khác.
Có hai dạng u phổi lành tính.
-U mô thừa đây là loại phổ biến nhất trong các dạng u phổi và chiếm tới 55% là các trường hợp u phổi và 8% trong tổng số những trường hợp ung thư phổi, đặc biệt chủ yếu tập trung ở nam giới từ 70 – 80 tuổi.
- Sùi mào gà là khối u nhú ở trong phổi, nó phát triển ở hầu hết các ống phế quản, và chủ yếu xuất hiện ở những người trưởng thành.
U lành và u ác có những điểm giống nhau trong quá trình hình thành. Tế bào nào cũng có một tuổi thọ nhất định, sau một số chu kỳ sinh sản tại một thời gian hoạt động chức năng, tế bào đi vào quy trình ch*t định sẵn tức là ch*t theo chương trình. Khi một tế bào đã “già” sẽ ch*t đi, một tế bào “non” mới ra đời và thay thế vị trí trong không gian, chức năng, khi đó không xuất hiện khối u.
Ở một số trường hợp, tế bào già không ch*t đi tuy nhiên tế bào mới vẫn được sinh ra, và các tế bào mới này vẫn có chức năng y như tế bào mẹ (biệt hóa) và khi đó khối u lành xuất hiện.
Đó chính là kết quả trong quá trình đột biến gen u lành.
Quá trình đột biến này không chỉ vậy mà còn kèm theo nhiều đột biến khác nữa dẫn tới hiện tượng sinh sản nhân đôi không thể kiểm soát, tế bào “non” vẫn được sinh sản, không có chức năng mà lại sản sinh ra các chất kích thích làm tăng sinh mạch máu mới, các chất có khả năng tiêu hủy “vỏ” khối u để xâm lấn vào cơ quan tổ chức xung quanh và tách khỏi khối u ban đầu “chui” vào các mạch máu mới hay mạch bạch huyết đến định cư và phát triển ở một hay nhiều cơ quan khác trong cơ thể (di căn) thì đó là khối u ác.
Như vậy, ở nơi nào u ác xuất hiện thì nơi đó cũng xuất hiện u lành tính, u lành được gợi với nhiều tên “cơ quan” mà nó sinh ra như: u xương lành, u buồng trứng lành, u nang tuyến giáp trạng lành, u xơ tử cung, u nang gan lành… hoặc u lành cũng có thể mang tên các tế bào hay tổ chức sinh ra nó như: u mỡ (lipoma), hay u xơ (fibroma), hoặc u xơ thần kinh (neurofibroma), cũng có thể là u cơ vân (rhabdomioma), u sụn (chondroma)…
- Nguyên nhân chủ yếu là do các vết thương trên phổi, hay vết sẹo còn lại sau những ca phẫu thuật
- Hút Thu*c lá chính là ảnh hưởng lớn nhất tới sự tổn thương của phổi và gây nên các bệnh về phổi.
- Do ảnh hưởng của nhiễm virus Papillomas ở người.
Hầu hết ở các khối u phổi thường không gây nên các triệu chứng, khoảng 90% trường hợp phát hiện khối u là do tình cờ trong khi chụp x-quang ngực hoặc chụp CT bởi một vấn đề sức khỏe nào đó. Nếu trong trường hợp có các triệu chứng thì thường là: khó thở, ho dai dẳng, ho ra máu, viêm phổi thường xuyên, xẹp mô phổi,…
Sự phát hiện những điểm khác nhau giữa nốt phổi và ác tính là tốc độ tăng trưởng của chúng. U phát triển rất chậm, trong khi các khối u ung thư thì lại có thể tăng gấp đôi kích thước chỉ trong 4 tháng hoặc thậm chí chỉ trong thời gian ngắn.
- Chụp X-quang hay chụp cắt lớp vi tính được sử dụng nhiều để chẩn đoán ung thư phổi hay ung thư phổi ác tính. Ở một số trường hợp, còn có thể sử dụng phương pháp sinh thiết, hay sử dụng kim nhỏ hoặc phẫu thuật nhằm lấy mẫu mô xét nghiệm, chẩn đoán kết quả chính xác cao nhất.
- Xét nghiệm đờm chẩn đoán bệnh cũng là cách được áp dụng nhiều.
Trong hầu hết ở các trường hợp, khối u phổi đều không cần tới điều trị, mà các bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi khối u trong khoảng 1 – 2 năm để xem nó có khả năng phát triển thành ung thư hay không.
U phổi lành tính về cơ bản là không có tác động xấu đến các cơ quan khác của cơ thể tuy nhiên việc phát hiện sớm và có phương pháp điều trị là một liều Thu*c an thần tốt nhất để bạn không rơi vào tình trạng hoang mang hoặc lo sợ những biến chứng về sau.
Theo Viemphoi.net