Cây thuốc quanh ta hôm nay

Uất kim trị bụng ngực đau nhức

Uất kim là phần rễ phình ra từ thân củ cái của cây khương hoàng (Curcuma aromatica Salisb.) hoặc cây nghệ (Curcuma longa L.), thuộc họ gừng (Zingiberaceae).
Sau khi thu hoạch, người ta tách riêng thân củ cái và củ con. Thân củ cái được gọi là khương hoàng, củ con được gọi là uất kim.

Theo nghiên cứu của y dược học hiện đại, củ nghệ giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu; chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột; kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và ngăn ngừa ung thư; khử khuẩn và mau lành vết thương.

Uất kim chứa coumarin, tinh dầu thuộc nhóm monoterpen, carbonhydrat, caroten, chất vô cơ… Theo Đông y, uất kim vị cay hơi ngọt, tính hàn; vào các kinh tâm, phế, can. Có tác dụng hoạt huyết chỉ thống, hành khí giải uất, thanh nhiệt lương huyết, lợi đởm thoái hoàng. Chữa các chứng sườn đau, đau kinh, kinh nguyệt không đều, trưng hà tích tụ; các chứng thổ huyết, nục huyết, niệu huyết, chảy máu cam; trị thấp nhiệt hoàng đản… Liều dùng: 6 - 12g. Dùng sống hoặc sắc lấy nước.

Một số bài Thu*c có uất kim:

Trừ ứ, giảm đau. Trị đau nhức">bụng ngực đau nhức do khí trệ huyết ứ, nhất là khi do viêm gan cấp và mạn tính. Dùng bài Sơ can hoàn: uất kim, đan sâm, đương quy, bạch thược, đảng sâm, trạch tả, hoàng tinh, sơn dược, sinh dược, rễ cây chàm mỗi vị 12g; sơn tra, thần khúc, tần giao mỗi vị 10g; hoàng kỳ 16g, nhân trần 16g, cam thảo 8g. Các vị nghiền chung thành bột mịn để làm hoàn nước hoặc sắc uống. Mỗi lần 8g, uống trước bữa ăn sáng và tối, chiêu bằng nước đun sôi còn ấm. Uống 6 ngày thì nghỉ 1 ngày. Mỗi đợt điều trị 6 - 8 tuần lễ, nghỉ 1 tuần sau đó uống tiếp lần sau. Trị đau nhức do viêm gan mạn tính, sơ gan thời kỳ đầu, viêm gan trúng độc.

Thông lợi gan, giải uất. Trị can đởm uất kết, ngực trướng đau, kinh nguyệt không đều, khi hành kinh đau bụng, sữa căng...

Bài 1: Tuyên uất thông kinh thang: uất kim, sài hồ, đương quy, bạch thược, đơn bì, hoàng cầm mỗi vị 12g; hương phụ 8g, chi tử 8g, bạch giới tử 6g. Sắc uống. Trị đau bụng trước khi hành kinh, hoặc đau do uất gan, dạ dày.

Bài 2: kê nội kim 16g, kim tiền thảo 20g, uất kim 12g, hồ tào 20g, hải kim sa 20g. Sắc uống. Trị sỏi mật.

Thanh tâm an thần:

Bài 1: Hoàn uất kim: uất kim 7 phần, phèn chua 3 phần. Nghiền với nhau thành bột mịn, thêm nước làm hoàn. Mỗi lần 4 - 8g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi còn ấm hoặc với nước sắc xương bồ. Trị động kinh.

Bài 2: thạch xương bồ tươi 4g, uất kim 6g, cúc hoa 6g, lá tre 12g, liên kiều 12g, ngưu bàng tử 12g, trúc lịch 12g, chi tử sao 8g, đan bì 8g, hoạt thạch 16g, nước ép gừng tươi 4g. Sắc uống. Uống kết hợp với tử kim đĩnh (2g). Trị đờm bẩn lấp phủ khiếu của tâm sinh mất trí nói mê.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, người âm hư không ứ trệ không được dùng. Uất kim sợ đinh hương.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/uat-kim-tri-bung-nguc-dau-nhuc-n138888.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo kinh nghiệm dân gian bà con thường lấy rễ cây men sứa làm Thu*c, thu hái quanh năm. Đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thái miếng mỏng, để sống hoặc sao qua.
  • Nguyên nhân đau nhức khớp vào mùa lạnh là do không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da bởi các lỗ chân lông, làm cho mạch máu tại các vùng da đó co lại
  • Hầu hết NCT bị đau nhức khớp ở mức độ nhẹ hay nặng là do khớp bị viêm mà ngay từ đầu họ không để ý hoặc biết nhưng chủ quan, xem thường
  • Chứng đau nhức xương, khớp gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT).
  • Thời tiết chuyển mùa, nhất là khi trời lạnh là điều kiện thuận lợi cho các bệnh xương khớp xuất hiện, đặc biệt là ở người cao tuổi.
  • Tôi 40 tuổi, sức khỏe bình thường, làm văn phòng. Gần đây, khi thời tiết bắt đầu lạnh, tôi rất hay bị đau nhức chân tay, mình mẩy. Bệnh làm tôi rất khó chịu, nhiều khi mất ngủ.
  • Theo y học cổ truyền, tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý.
  • Tôi 27 tuổi, lấy vợ được hai năm, thỉnh thoảng lại đau nhức ở hai bên tinh hoàn.
  • Chào bác sĩ, Em vừa sinh con khoảng 1 tháng 8 ngày. Khoảng 1 tuần nay em đau nhức bầu vú bên phải, bầu vú căng cứng, nổi cục. Em đã chườm nóng và dùng máy hút sữa hút ra thì ban đầu chỉ hút được 1 ít sữa, 2 ngày nay thì có hiện tượng khả quan hơn, sửa được hút ra nhiều hơn, sau khi chườm nóng nhưng sau khi hút sữa xong là em lại bị đau trở lại, hoặc sau khi chườm nóng thì lại bị đau.
  • Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY