Ung thư tế bào gai thường gặp tại các phần da không che đậy ở những người da trắng dễ bị bắt nắng và ít rám. Nó có thể xuất hiện từ bệnh dày sừng do ánh nắng; và có xu hướng phát triển chậm trong một vài tháng. Các tổn thương xuất hiện dưới dạng các u nhỏ hình nón, cứng, có màu đỏ và chúng đôi khi bị loét. Chúng không dễ phân biệt như ung thư tế bào đáy và dễ nhầm lẫn khi chẩn đoán lâm sàng. Tần số di căn chưa được biết chính xác, mặc dù người ta thấy di căn dễ xảy ra ở ung thư tế bào gai tiên phát hơn là ung thư tế bào gai từ dày sừng do ánh nắng. Đối với ung thư tế bào gai do ánh nắng tỷ lệ di căn được đánh giá hồi cứu vào khoảng 3 - 7%. Ung thư tế bào gai ở môi, khoang miệng, lưỡi và vùng Sinh d*c đặc biệt đáng quan tâm và điều trị.
U sừng gai thường là lành tính nhưng về mặt giải phẫu bệnh nó giống với ung thư tế bào gai và trong tất cả các mục đích thực tế cần điều trị bệnh này như thể nó là ung thư da.
Cần phải khám da và dùng các liệu pháp điều trị như đối với bệnh ung thư tế bào đáy. Cắt bỏ là cách điều trị được dùng nhiều đối với ung thư tế bào đáy. Làm khô bằng điện, nạo bằng thìa và dùng liệu pháp tia X có thể dùng đối với số tổn thương và phương pháp cắt bỏ mô lành dưới kính hiển vi (Mohs) đều là liệu pháp tốt. Một số u sừng gai có đáp ứng với tiêm tại chỗ fluorouracil hoặc methotrexat nhưng phải cắt bỏ chúng nếu không có đáp ứng. Phải theo dõi thường xuyên hơn và kỹ lưỡng hơn so với điều trị ung thư tế bào đáy, bắt đầu 3 tháng một lần phải kiểm tra kỹ lưỡng các hạch bạch huyết. Hơn nữa, cần phải sờ nắn môi để phát hiện các vùng cứng và rắn lại là các biểu hiện sớm của ung thư tế bào gai. Tất cả các trường hợp như vậy đều phải sinh thiết.
Nguồn: Internet.