Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ung thư từ miệng mà vào: 7 thói quen ăn uống nhiều người mê sẽ khiến 7 loại ung thư này phát triển nhanh đến chóng mặt

Ung thư không chỉ xuất phát từ các loại bệnh mãn tính mà nó còn có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống của từng người, nhất là 7 kiểu ăn uống nhiều người rất thích này.

Không tự dưng mà ai cũng bảo rằng "bệnh từ miệng mà vào", bởi rất nhiều căn bệnh có căn nguyên từ những 1. Thích ăn thực phẩm ngâm: Ung thư dạ dày

Các loại thực phẩm ngâm vừa ngon lại còn làm giảm cảm giác ngán, thế nên nó được rất nhiều bà nội trợ lựa chọn cho bữa cơm gia đình. Thế nhưng, theo nghiên cứu được xác nhận bởi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, thực phẩm ngâm hoặc thực phẩm chế biến thường chứa nhiều nitrite – một chất chuyên gây

2. Thích ăn đồ cay nóng: Ung thư thực quản

Nhiều người hay có thói quen ăn nóng ngay khi thực phẩm vừa chín bởi chúng thơm ngon và đậm đà hơn đồ nguội. Tuy nhiên theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc hay uống súp nóng hoặc đồ uống nóng trên 65 độ C sẽ khiến cơ thể tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản lên trông thấy.

Các chuyên gia lý giải rằng, thành khoang miệng chỉ có thể chịu được nhiệt độ từ 40 – 50 độ C. Nếu vượt quá ngưỡng này sẽ làm niêm mạc của thực quản bị tổn thương, từ đó dẫn đến các loại ung thư. Ngoài ra một nghiên cứu khác từ nhóm khoa học Iran, Mỹ và Anh còn cho thấy, uống 700ml trà trên 60 độ C mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản lên 90%.

Tóm lại, hãy hạn chế ăn thực phẩm nóng hết sức có thể, dù có ngon đến mấy cũng phải thổi hoặc chờ nguội bớt rồi hẵng ăn. Khi lưỡi của bạn thấy không còn nóng nữa thì lúc đó ăn sẽ an toàn hơn nhé.

3. Thích đồ ăn nhiều dầu và ăn tối muộn: Ung thư vú

Ắt hẳn chị em nào cũng biết, ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất đối với phụ nữ trên toàn cầu bởi chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nội tiết. Nếu estrogen trong cơ thể quá cao, nó có thể kích thích tổn thương vú rồi gây ung thư.

Mới đây một nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Hồng Kông cho thấy, "ăn quá muộn" và "ăn quá nhiều dầu mỡ" sẽ làm nguy cơ mắc ung thư vú tăng gấp 1,5 lần so với những người không ăn khuya.

Thế nên chị em hãy hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ và không ăn quá muộn. Cố gắng ăn trước 10 giờ hoặc 3 tiếng trước khi ngủ là an toàn nhất. Nếu chẳng may phải ăn tối muộn, bạn có thể thay thế các loại đồ nhiều dầu mỡ hay tinh bột bằng các thực phẩm giàu protein.

4. Thích uống đồ uống nhiều đường, ăn đồ ngọt: Ung thư gan

Không chỉ các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, mà các loại đồ uống hay thực phẩm nhiều đường cũng là tác nhân gây nên chứng gan nhiễm mỡ. Theo nhiều nhà khoa học, nhóm người hay ăn đồ ngọt cho dù có giảm cân đúng cách thì chất béo từ các loại thực phẩm này vẫn sẽ tích tụ lại ở gan.

Nếu hàm lượng đường này không được đào thải khỏi các cơ quan nội tạng - đặc biệt là ở gan chịu trách nhiệm chuyển hóa, nó sẽ làm bạn mắc chứng gan nhiễm mỡ rồi từ đó hình thành ung thư gan. Vậy nên tốt nhất là không nên ăn hoặc uống quá 100gr các thực phẩm nhiều đường mỗi ngày.

5. Không đủ lượng vitamin B các nhóm cho cơ thể: Ung thư phổi

Theo Tổ chức Ung thư Quốc tế, họ đã xem xét kết quả của một số nghiên cứu và phát hiện ra rằng, thiếu hụt vitamin B2 sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư phổi. Bởi lẽ nhóm vitamin B là những chất dinh dưỡng mà cơ thể không tự tổng hợp được, nếu thiếu quá nhiều sẽ là mối nguy hại cho sức khỏe và gây nên ung thư.

Ngoài ra, khảo sát của trung tâm Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia Đài Loan cho thấy, sự thiếu hụt vitamin B2 và axit folic ở người luôn dao động từ 15 – 15%. Đã vậy, kết hợp thêm với ô nhiễm không khí như thời đại hiện nay nữa thì nguy cơ mắc ung thư phổi sẽ tăng lên chóng mặt. Thế nên phải cố gắng bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin B như ngũ cốc và rau quả thêm nhé.

6. Ăn quá ít, ăn uống thất thường: Ung thư đại trực tràng

Nhiều người chỉ thích ăn thịt mà không ăn rau nhưng không hề biết rằng, đây là một lý do quan trọng làm tăng tỉ lệ mắc ung thư đại trực tràng. Bởi ăn quá nhiều thịt sẽ làm lượng protein và chất béo đi vào cơ thể quá nhiều, khiến nhu động ruột hoạt động chậm, thức ăn lâu phân hủy và lưu trữ ở trong ruột một thời gian dài. Từ đó gây khó tiêu và làm các độc tố tích tụ trong cơ thể, về lâu về dài dẫn đến ung thư đại trực tràng.

Nếu muốn phòng tránh ung thư đại trực tràng, chúng ta cần phải bổ sung thêm probiotic nhiều hơn. Probiotic không chỉ cải thiện sức khỏe của ruột già, nó còn làm giảm chứng táo bón, giảm tích tụ độc tố và giảm các hóa chất gây ung thư trong đường tiêu hóa.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Xiaobin Zheng thuộc Đại học Washington (Mỹ), sữa chua chứa cực nhiều probiotic có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Vậy nên ngoài việc duy trì ăn sữa chua, mọi người cũng nên tăng rau – giảm thịt để bổ sung lượng thực phẩm chứa nhiều loại vi khuẩn này hơn.

7. Hút Thu*c lá và nhai trầu kèm vôi: Ung thư miệng

Hút Thu*c, uống rượu và nhai trầu là những yếu tố nguy cơ chính gây ung thư miệng. Theo một cuộc khảo sát do Trung tâm nghiên cứu ung thư của WHO công bố đã chỉ ra rằng, 60% ung thư miệng có thể bắt nguồn từ việc nhai trầu. Cụ thể, khi nhai trầu, niêm mạc miệng sẽ phản ứng với các alcaloid có trong trầu, gây tổn thương niêm mạc miệng. Về lâu dài sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, từ đó gây ra xơ hóa và dẫn đến ung thư miệng.

Bên cạnh đó, nhiệt độ cao trong khói Thu*c sẽ tạo nên một lượng nhỏ phóng xạ, kích thích sự tăng sinh bất thường của các tế bào biểu mô niêm mạc miệng. Từ đó khiến lớp màng nhầy ngày càng dày lên rồi gây ra bệnh bạch cầu niêm mạc, nếu không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến ung thư miệng. Thế nên phải bỏ ngay thói quen hút Thu*c và nhai trầu càng sớm càng tốt.

Theo Aboluowang

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/ung-thu-tu-mieng-ma-vao-7-thoi-quen-an-uong-nhieu-nguoi-me-se-khien-7-loai-ung-thu-nay-phat-trien-nhanh-den-chong-mat-20200325170146122.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung