Dinh dưỡng hôm nay

Uống nhiều nước chanh không thực sự tốt như mọi người vẫn nghĩ

Chanh có thể ngăn chặn hầu hết các bệnh thường gặp.Tuy nhiên, nó cũng có một số tác dụng phụ nghiêm trọng nếu bị lạm dụng.
Nước chanh được cho là có tác dụng thanh lọc cơ thể rất tốt. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước chanh lại có thể gây hại cho cơ thể.

Những tác hại của việc thường xuyên sử dụng quả chanh làm đồ uống:

Hỏng men răng: Nghiên cứu cho thấy uống nước chanh có thể làm hỏng men răng do chanh có tính axit cao. Khi uống vào, axit này sẽ kích thích nướu răng và làm mềm men răng, làm tăng nguy cơ xói mòn răng vì lớp men răng của bạn khá mỏng và có thể bị bào mòn dần.

Nhiệt miệng nặng hơn: Axit xitric trong chanh có thể làm cho các vết loét của bạn tệ hơn và thậm chí gây ra nhiều hơn nữa. Do đó, bạn không dùng chanh hoặc bất kỳ trái cây họ cam quýt nào nếu bạn bị nhiệt miệng cho đến khi vết loét được chữa lành hoàn toàn.

Bệnh dạ dày: Làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng và loét dạ dày. Theo nghiên cứu, chanh có thể làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng bằng cách kích hoạt pepsin, một loại enzyme trong dạ dày phân hủy protein. Sự trào ngược của các loại nước tiêu hóa trong dạ dày có thể kích hoạt các phân tử pepsin trong thực quản và cổ họng - dẫn đến chứng ợ nóng.

Có thể gây ra chứng buồn nôn và nôn mửa: Nước cốt chanh chứa đầy vitamin C, tuy nhiên quá nhiều vitamin C có thể gây buồn nôn, thậm chí nôn mửa. Uống nhiều nước chanh có thể dẫn đến quá liều vitamin C. Mặc dù điều này không gây ra bất kỳ mối đe dọa nghiêm trọng nào, nhưng cơ thể sẽ cố gắng loại bỏ lượng vitamin C dư thừa bằng cách gây nôn mửa.

Thường xuyên đi tiểu: Nước chanh, đặc biệt là nước chanh ấm có thể tác dụng như một Thu*c lợi tiểu. Nó có thể làm tăng lượng nước tiểu. Trong quá trình này, nó cũng có thể tuôn ra lượng chất điện giải và natri dư thừa thông qua nước tiểu, đôi khi, nó có thể tuôn ra quá nhiều và làm mất nước.

Dẫn đến lượng sắt dư thừa trong máu: Chúng ta biết rằng vitamin C khuyến khích sự hấp thu sắt trong cơ thể. Nhưng nếu quá nhiều C có thể dẫn đến sự gia tăng nồng độ sắt trong máu. Quá nhiều chất sắt trong cơ thể có thể nguy hiểm. Sắt dư thừa trong máu cũng có thể làm hỏng các cơ quan nội tạng.

Đau nửa đầu: Mặc dù có ít nghiên cứu nhưng một số chuyên gia tin rằng cây họ cam quýt có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Trong thực tế, Viện Công nghệ sinh học Delaware khuyến cáo tránh nước chanh cho bệnh nhân bị đau nửa đầu.

Cháy nắng: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khi ra ngoài nắng mà uống nước chanh, trên da có thể gây ra mụn nước và các đốm đen. Còn được gọi là viêm phytophotodermatitis, đó là một hình thức tồi tệ hơn của cháy nắng. Thủ phạm là các hóa chất trong nước chanh, được gọi là psoralens, tương tác với ánh sáng mặt trời và gây "cháy" da.

Nguồn: Hải Yến/VOV

Tác hại khi uống quá nhiều nước chanh: theo BS Tuyết Mai

Dưới đây là một số tác hại khác của việc uống quá nhiều nước chanh.

Rối loạn thận

Vỏ quả chanh chứa oxalat. Khi oxalat này tập trung trong cơ thể, nó kết tinh và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như sỏi thận và nhiễm trùng thận. Oxalat cũng có thể cản trở sự hấp thu canxi trong cơ thể.

Tiểu tiện thường xuyên

Chanh có thuộc tính lợi tiểu, làm tăng sản sinh nước tiểu trong thận. Nó giúp loại bỏ nhanh chóng lượng natri dư thừa và các độc tố ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước chanh có thể gây tiểu tiện thường xuyên.

Dạ dày khó chịu

Hàm lượng axit cao trong nước chanh có thể khiến dạ dày khó chịu cho tới khi nó được tiêu hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, pha loãng nước chanh có thể tránh được tình trạng này.

Ợ nóng

Uống quá nhiều nước chanh có thể gây ợ nóng. Ợ nóng sẽ gây đau tim. Giảm ăn các thực phẩm và đồ uống axit có thể giúp phòng tránh và giảm triệu chứng ợ nóng.

Loét

Hàm lượng axit trong nước chanh có thể kích thích niêm mạc thực quản. Hàm lượng axit tăng có thể kích thích niêm mạc dạ dày và làm vết loét lâu lành.

Mòn răng

Ăn quá nhiều thực phẩm axit như nước chanh hoặc thực phẩm có mùi thơm có thể gây ra sự tiếp xúc rộng của axit với răng. Điều này sẽ làm xói mòn men răng và khiến răng nhạy cảm với những thực phẩm hoặc đồ uống nóng, lạnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/uong-nhieu-nuoc-chanh-khong-thuc-su-tot-nhu-moi-nguoi-van-nghi)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY