Khoa học hôm nay

Vắc xin Sinopharm kém hiệu quả với nhiều người dễ bị tổn thương nhất, tiêm liều 2 không có kháng thể

Vắc xin Sinopharm kém hiệu quả với nhiều người dễ bị tổn thương nhất, tiêm liều 2 không có kháng thể

Theo trang bloomberg, một cuộc khảo sát mẫu máu được lấy từ 450 người ở hungary ít nhất 2 tuần sau khi tiêm liều sinopharm thứ hai cho thấy 90% người dưới 50 tuổi đã phát triển các kháng thể bảo vệ. thế nhưng, tỷ lệ này giảm dần theo độ tuổi và 50% trong số những người trên 80 tuổi không có kháng thể.

Nghiên cứu của hai chuyên gia Hungary gồm Balazs Sarkadi và Tamas Ferenci đã được đăng trực tuyến trong tuần này nhưng chưa được các nhà khoa học khác xem xét.

Ba chuyên gia bên ngoài cho biết không có vấn đề gì với phương pháp nghiên cứu vắc xin của sinopharm này.

Jin Dong-yan, nhà vi rút học của Đại học Hồng Kông, người không liên quan đến nghiên cứu, cho biết: “Điều này rất đáng lo ngại vì những người có nguy cơ cao lại có kháng thể kém”. Mức độ kháng thể không phải là thước đo trực tiếp để đánh giá mức độ bảo vệ của một người khỏi COVID-19, nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chúng là đại diện tốt. Một chuyên gia cảnh báo rằng việc lựa chọn bộ dụng cụ thử nghiệm có thể hạn chế độ chính xác của các phép đo.

Tuy nhiên, những phát hiện của nghiên cứu vẫn có giá trị và là nỗ lực khoa học công khai đầu tiên để phân tích tác dụng của vắc xin sinopharm với người cao tuổi, theo wang chenguang, cựu giáo sư tại đại học y tế công đoàn bắc kinh và là một chuyên gia miễn dịch học.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc từ chối bình luận về nghiên cứu trên, nói rằng họ sẽ chỉ phản hồi các nghiên cứu của chính phủ hoặc các tổ chức nghiên cứu lớn.

Đây không phải là lần đầu tiên các câu hỏi được đặt ra về hiệu quả của vắc xin sinopharm, vốn đã được tổ chức y tế thế giới (who) phê duyệt vào tháng 5 và đang được sử dụng ở hơn 50 quốc gia. nhiều quốc gia trong số đó đã phải dùng vắc xin sinopharm khi gặp khó khăn với nguồn cung các loại khác.

Người phát ngôn của WHO nói hôm 21.7 rằng các chuyên gia của họ “đã biết về nghiên cứu nêu trên và tiếp tục xem xét tất cả các bằng chứng hiện có”.

Các cố vấn của cơ quan này đã đặt ra câu hỏi cách đây nhiều tháng về việc liệu vắc xin của sinopharm có cung cấp sự bảo vệ ở những người từ 60 tuổi trở lên hay không.

Nghiên cứu của công ty nhà nước trung quốc cho thấy hầu hết những người tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin sinopharm giai đoạn cuối đều dưới 60 tuổi và các chuyên gia của chính họ cho biết không có đủ bằng chứng để nói liệu vắc xin này có hoạt động ở người cao tuổi hay không.

Theo who, vắc xin của sinopharm được phát hiện có hiệu quả 78%, song nhiều người nghi ngờ con số này.

Ở hungary, lo ngại về các mũi tiêm sinopharm khiến nhiều người tìm đến các xét nghiệm kháng thể tư nhân. cuối cùng, thủ đô budapest đã cung cấp thử nghiệm miễn phí cho những người cao tuổi như một phần nỗ lực nhằm gây áp lực lên chính phủ để tiến hành cuộc khảo sát rộng hơn và cung cấp các mũi tiêm tăng cường cho những người cần chúng.

Sau khi bác bỏ lời kêu gọi phản ứng của chính phủ với những lo ngại về hiệu quả của vắc xin Sinopharm, bao gồm cả từ Balazs Sarkadi và Tamas Ferenci, Thủ tướng Viktor Orban cuối cùng đã chấp thuận vào tuần trước khi đối mặt với sự tức giận ngày càng tăng của công chúng. Ông thông báo rằng chính phủ Hungary sẽ cung cấp cho công dân của mình một mũi tiêm thứ ba tùy chọn.

Tuy nhiên, văn phòng của ông Viktor Orban cho biết tất cả các loại vắc xin được Hungary cấp phép đều có hiệu quả.

Vào tháng 5, các tiểu vương quốc ả rập thống nhất (uae) và bahrain đều thông báo rằng họ sẽ cung cấp liều vắc xin sinopharm thứ ba trong bối cảnh lo ngại về phản ứng không đủ kháng thể.

bahrain khuyến cáo rằng những người trên 50 tuổi và một số người dễ bị tổn thương khác nên tiêm vắc xin pfizer (mỹ) – biontech (đức) để tăng cường cho họ bất kể có nhận được sinopharm ban đầu hay không.

CNBG, công ty con của Sinopharm, cho biết liều thứ ba không nằm trong hướng dẫn lâm sàng của họ.

Không rõ có bao nhiêu liều vắc xin của sinopharm đã được xuất khẩu. nhìn chung, trung quốc đã xuất khẩu 500 triệu liều vắc xin trong nửa đầu năm và sinopharm là một trong hai nhà sản xuất vắc xin covid-19 lớn của nước này, cùng sinovac thuộc sở hữu tư nhân.

Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (gavi) gần đây đã đặt hàng 550 triệu liều vắc xin từ sinopharm và sinovac cho chương trình covax do liên hợp quốc hỗ trợ.

Cả hai loại vắc xin do sinopharm phát triển cũng đang được sử dụng rộng rãi ở trung quốc, kể cả ở người cao tuổi. vào tháng 4, ủy ban y tế quốc gia trung quốc cho biết rằng các mũi tiêm này cung cấp một số biện pháp bảo vệ, dù thừa nhận rằng giai đoạn đầu của các thử nghiệm lâm sàng với vắc xin của sinopharm và hai loại khác đã tìm thấy ít kháng thể hơn ở những người từ 60 tuổi trở lên.

Ở thủ đô budapest của hungary, beata englohner lo lắng cho người mẹ 76 tuổi của mình sau khi nghe nói rằng những người đã tiêm vắc xin sinopharm được chứng minh là không có kháng thể.

Beata Englohner đã lập một nhóm Facebook để thúc giục chính phủ Hungary giải quyết vấn đề. Giờ đây, cô lạc quan một cách thận trọng rằng Hungary sẽ đưa ra liều vắc xin thứ ba.

chúng tôi rất vui vì đã đạt được mục tiêu của mình và chúng tôi đã được lắng nghe. dù chúng tôi hơi lo sợ rằng chúng tôi sẽ nhận được liều tương tự như chúng tôi đã có trước đó (tức vắc xin sinopharm – pv)", cô nói.

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/vac-xin-sinopharm-kem-hieu-qua-voi-nhieu-nguoi-de-bi-ton-thuong-nhat-tiem-lieu-2-khong-co-khang-the-169064.html)

Chủ đề liên quan:

covid-19 Pfizer Sinopharm

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY