Theo một nghiên cứu đánh giá ngang hàng, được công bố hôm 22/5 trên tạp chí The Lancet, các nhà khoa học điều chế thành công một liều vắc-xin duy nhất để tạo ra các kháng thể chống virus và các tế bào T, một loại tế bào miễn dịch.
Giáo sư Wei Chen, người đứng đầu nghiên cứu cho biết:” Những kết quả này đại diện cho một cột mốc quan trọng”.
Các nhà nghiên cứu cho biết, việc sản xuất cả kháng thể và tế bào T là kết quả lý tưởng mà vắc-xin này đạt được. Một loại vắc-xin không chỉ kích hoạt cơ thể tạo ra các tế bào miễn dịch đặc hiệu với virus, mà còn hỗ trợ cơ thể đáp ứng miễn dịch bẩm sinh.
Tuy nhiên, sẽ còn phải mất nhiều thời gian để tạo ra loại vắc-xin tiềm năng cho việc sử dụng rộng rãi. Sẽ cần tiếp tục các thử nghiệm tiếp theo để xác định xem vắc-xin có bảo vệ chống nhiễm trùng một cách hiệu quả hay không, thay vì chỉ kích hoạt phản ứng miễn dịch với virus.
Giáo sư Chen cho biết: “Những thách thức trong việc phát triển vắc-xin COVID-19 là chưa từng có và khả năng kích hoạt các phản ứng miễn dịch này chưa hẳn đã cho thấy loại vắc-xin này sẽ bảo vệ con người khỏi COVID-19. Kết quả này cho thấy một khả năng đầy hứa hẹn cho sự phát triển của vắc-xin COVID-19, nhưng chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để có thể cung cấp loại vắc-xin này cho tất cả mọi người”.
Các tác giả nghiên cứu cũng lưu ý rằng nghiên cứu của họ bị hạn chế do kích thước mẫu nhỏ và thời gian ngắn, và nó cũng thiếu sự kiểm soát của một tổ chức.
Nghiên cứu do Viện Công nghệ sinh học Bắc Kinh thực hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, đã thử nghiệm các liều vắc-xin khác nhau ở 108 người trưởng thành khỏe mạnh không bị nhiễm coronavirus.
Theo nghiên cứu, vắc-xin không tạo ra tác dụng phụ nghiêm trọng ở tất cả các liều và được dung nạp tốt ở những người trưởng thành.
Sau hai tuần, vắc-xin đã tạo ra các kháng thể chống virus ở tất cả các mức, với các kháng thể kích hoạt ở mức liều cao nhất trong 61% những người thử nghiệm.
Vắc-xin của Viện Công nghệ sinh học Bắc Kinh chỉ là một trong số hàng chục nghiên cứu trên toàn thế giới khi các cơ quan y tế công cộng tuyệt vọng tìm kiếm cách chữa trị đại dịch đã giết ch*t hơn 94.000 người chỉ riêng ở Mỹ.
Cũng hôm thứ sáu vừa qua, một loại vắc-xin thử nghiệm đầy hứa hẹn khác của Đại học Oxford đã đạt được dấu mốc quan trọng, và các nhà nghiên cứu tuyên bố họ sẽ tiến tới giai đoạn thử nghiệm tiếp theo với hơn 10.000 tình nguyện viên.
Ngoài các thông tin về tình trạng bệnh, nhiều người bệnh còn rất quan tâm đến chế độ ăn khi mắc bệnh tuyến giáp lành tính. Bệnh nhân thường truyền nhau về việc phải kiêng các loại rau họ cải và đậu phụ nếu bị mắc bệnh tuyến giáp. Vậy điều này là đúng hay sai, có cần kiêng tuyệt đối hai loại rau kể trên không?
Chiều nay (21/5) sẽ có thêm 2 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh là bệnh nhân 188 - nhân viên công ty TNHH Trường Sinh từng điều trị ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam. Đây là người phụ nữ tái dương tính sau khi được công bố khỏi bệnh ngày 16/4. Người thứ 2 là bệnh nhân 261, ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, Hà Nội.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú trên thế giới ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam ung thư vú đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc và hàng thứ 3 về tỷ lệ Tu vong ở nữ giới.
Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân đến với dấu hiệu đau vùng thượng vị một cách mơ hồ, đau có thể lan ra sau lưng kèm theo bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và cảm giác nóng rát.
Cà phê, trà, bia, hải sản, khoai tây chiên, kem, nước trái cây, món ăn cay... những thực phẩm ngon miệng được nhiều người mê mẩn nhưng không ngờ lại có thể gây nên những bất lợi cho hệ hô hấp, 'phá hoại' phổi.
Bé gái 4 tháng tuổi sau khi uống Thu*c 2 ngày đã không đi ngoài nhưng xuất hiện tình trạng li bì, ngủ nhiều hơn bình thường. Đến tối 15/5/2020 trẻ xuất hiện tình trạng co giật toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép, tay co quắp, chân duỗi cứng. Lúc này gia đình mới đưa cháu vào Trung tâm y tế địa phương.
Chủ đề liên quan:
Covid 19 COVID_19 đầu tiên nghiệm thành công thử nghiệm thử nghiệm thành công vắc xin vắc xin Covid 19