Kinh tế xã hội hôm nay

Vận tải hành khách đường thủy nội địa hoạt động như thế nào từ 1/10?

(PetroTimes) - Song song với các quy định chung, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cũng có yêu cầu riêng đối với vận tải hành khách đường thủy nội địa khi hoạt động trở lại...

Như đã đưa tin, Bộ GTVT đã ban hành hướng dẫn tạm thời tổ chức hoạt động vận tải hành khách 5 lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không) có hiệu lực từ 1/10.

Theo kế hoạch này, đối với hoạt động vận tải hành khách đường thủy, Bộ GTVT giao Sở GTVT hai đầu bến thủy căn cứ vào tình hình dịch tại địa phương để thống nhất về số chuyến hoạt động và tỷ lệ giãn cách ghế trên phương tiện thủy theo nguyên tắc tương ứng với nguy cơ cấp dịch được quy định tại văn bản trên.

Điều kiện bắt buộc là các đơn vị vận tải, chủ phương tiện; phương tiện, thuyền viên và người phục vụ trên phương tiện thủy; cảng, bến thủy phải đảm bảo các điều kiện cụ thể được đưa ra.

Cụ thể, đơn vị vận tải, chủ phương tiện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19 theo quy định.

Bố trí nhân viên hoặc bộ phận y tế để phối hợp y tế địa phương xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19; sau mỗi chuyến đi và hàng ngày phải vệ sinh khử khuẩn phương tiện, bố trí dung dịch sát khuẩn tay trên phương tiện…

Đảm bảo an toàn và phòng chống dịch cho hành khách trên lĩnh vực vận tải đường thủy nội địa.

Đối với thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện và tại cảng, bến thủy cần tuân thủ quy định phòng dịch 5K của Bộ Y tế; xét nghiệm SARS-CoV-2 (bằng PCR hoặc test kháng nguyên nhanh) trong trường hợp có ho, sốt, khó thở hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan.

Cũng đối tượng này, tại các địa phương/vùng có nguy cơ trung bình (Cấp 2) và nguy cơ cao (Cấp 3) phải xét nghiệm SARS-CoV-2 hằng tuần (7 ngày/lần). Với người đã tiêm 1 liều vắc xin sau 3 tuần hoặc đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng sẽ không yêu cầu xét nghiệm.

Phương tiện vận tải khách phải bảo đảm yêu cầu về an toàn kỹ thuật, sát khuẩn sau mỗi chuyến đi và trang bị khẩu trang, dung dịch sát khuẩn y tế cho hành khách.

Cũng theo hướng dẫn của Bộ GTVT, các cảng, bến thủy cần xây dựng phương án, kế hoạch đón, trả hành khách ra vào cảng, bến bảo đảm an toàn vận tải và phòng chống dịch Covid-19.

Tại các cảng, bến thủy phải bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR. Tổ chức điểm xét nghiệm bằng test kháng nguyên nhanh SARS-CoV-2; bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời đảm bảo thông thoáng.

Thực hiện bố trí giãn cách hành khách tại phòng chờ, lên xuống phương tiện; trường hợp phát hiện thuyền viên, nhân viên hoặc hành khách có biểu hiện ho, sốt, mệt mỏi phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để xử lý.

Yêu cầu hành khách thực hiện quy định về phòng, chống dịch; niêm yết số điện thoại đường dây nóng của cơ quan chức năng để thông tin khi có vi phạm về phòng chống dịch.

Nhân viên tại cảng, bến có hoạt động tiếp xúc với phương tiện thủy, hành khách phải khai báo y tế theo quy định. Đồng thời, tại địa phương Cấp 2, 3 thực hiện xét nghiệm y tế như đối với thuyền viên.

Đối với hành khách tham gia giao thông bằng phương tiện vận tải đường thủy nội địa, tuyến từ bờ ra đảo phải tuân thủ “Thông điệp 5K” và khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế.

Xuân Hinh

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/van-tai-hanh-khach-duong-thuy-noi-dia-hoat-dong-nhu-the-nao-tu-110-627960.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ 0h ngày 1/1/2020, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC sẽ tổ chức thu phí toàn tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài 131,5km.
  • Trong khi người dân dừng xe phản đối BOT Quốc lộ 26 vì cho rằng xây trạm bất hợp lý thì chủ đầu tư và chính quyền địa phương viện dẫn đã được sự đồng ý của Bộ Giao thông Vận tải
  • Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ điều chỉnh quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng 2030, trong đó chú trọng xây dựng cao tốc Bắc - Nam, các tuyến ra cảng biển lớn, trung tâm kinh tế...
  • Trước đề xuất của Bộ Giao thông vận tải rằng, ai mất bằng lái xe đều phải thi lại để tránh tình trạng xin đổi, có thêm bằng lái thứ hai, thứ ba rồi cho thuê hay bán lại, dư luận đã có nhiều ý kiến trái chiều, đa số đều tỏ ra không đồng tình.
  • Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), từ tháng 1/2016, toàn quốc sẽ có thêm gần 21.000 xe ôtô hết niên hạn sử dụng.
  • Ngày 25/9, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Giao thông vận tải tổ chức lễ thông xe các dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 qua địa phận tỉnh này.
  • Một số nước trên thế giới và trong khu vực hiện đã và đang xây dựng khung pháp lý cho hoạt động kết nối dịch vụ vận tải trên nền tảng ứng dụng CNTT. Việt Nam cũng đã có những bước đầu trong việc quản lý và kiểm soát hoạt động mới mẻ này.
  • Liên Bộ Y tế và Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe...
  • Bộ Giao thông vận tải vừa có công văn yêu cầu Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố giám sát và kê khai giá cước theo quy định, đảm bảo nguyên tắc điều chỉnh giảm giá cước vận tải và báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính trước ngày 30/9
  • Dư luận đang quan tâm tới Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông với 13km mà hết chậm tiến độ lại đến đội vốn gần gấp đôi, lên đến 18.000 tỷ đồng, tính ra, mỗi mét đường chi phí hết 1,5 tỷ đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY