Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Ngành giao thông vận tải hướng mục tiêu xanh hóa, giảm phát thải bằng 0

(PetroTimes) - Theo xu hướng của quốc tế, để đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, ngành giao thông vận tải phải thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính, chính là chuyển đổi các loại phương tiện, thiết bị giao thông vận tải sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng điện, nhiên liệu sinh học.

Mới đây, bộ giao thông vận tải (gtvt) vừa có thông báo kết luận tại cuộc họp về xây dựng kế hoạch hành động thực hiện cam kết của việt nam tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của liên hợp quốc năm 2021 (cop26) và chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon, khí mêtan trong lĩnh vực hàng hải do vụ môi trường chủ trì.

Theo Liên Hợp Quốc, “phát thải ròng bằng 0” có nghĩa là cắt giảm phát thải về mức càng gần 0 càng tốt, thí dụ thông qua chuyển sang nền kinh tế xanh và năng lượng tái tạo sạch. Bên cạnh đó, tất cả các khí thải còn lại phải được tái hấp thụ bởi rừng và đại dương "khỏe mạnh". Ảnh Ocp.es

Để bảo đảm chất lượng, tiến độ xây dựng chương trình, Vụ Môi trường đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam nêu rõ hiện trạng và xu thế phát triển đội tàu biển nội địa Việt Nam, hệ thống cảng biển, trang thiết bị tại các cảng biển và nhu cầu năng lượng. "Trong xác định mục tiêu cụ thể, đối với cảng biển, định rõ thời điểm bắt buộc áp dụng trang thiết bị sử dụng năng lượng điện đối với các cảng biển đầu tư mới và lộ trình chuyển đổi sang năng lượng điện đối với các cảng biển đang hoạt động", Vụ Môi trường đề nghị.

Thực tiễn chuyển đổi sử dụng năng lượng điện đối với trang thiết bị tại cảng biển Việt Nam và kinh nghiệm, xu hướng trên thế giới. Thực tiễn áp dụng quy định về hiệu quả năng lượng đối với tàu biển theo quy định của IMO và xu hướng chuyển đổi công nghệ động lực tàu biển sang sử dụng năng lượng xanh trên thế giới để đạt phát thải khí nhà kính bằng “0” trong hoạt động của tàu biển.

Với tàu biển nội địa, áp dụng quy định về hiệu quả năng lượng của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO). Định rõ thời điểm tàu biển nội địa đăng ký phải đáp ứng yêu cầu đạt phát thải khí nhà kính bằng “0” khi hoạt động và lộ trình chuyển đổi đối với tàu biển nội địa Việt Nam đang khai thác.

Đối với nhiệm vụ và giải pháp, cần tập trung đề xuất bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đăng ký tàu biển, điều kiện kinh doanh vận tải, điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với tàu biển nội địa.

Đồng thời, cần đề ra các chính sách ưu đãi để thúc đẩy các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, bảo đảm đạt được mục tiêu đề ra.

Cục Hàng hải Việt Nam cũng cần phối hợp chặt chẽ với Cục Đăng kiểm Việt Nam và Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải trong dự thảo kế hoạch, chương trình, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức liên quan trong lĩnh vực hàng hải để hoàn thiện trước ngày 1/3/2022.

Theo xu hướng của quốc tế, để đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, ngành gtvt phải thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính, chính là chuyển đổi các loại phương tiện, thiết bị giao thông vận tải sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng điện, nhiên liệu sinh học, hydrogen, amoniac, xăng tổng hợp…; phát triển giao thông công cộng.

Hiện nay, phương tiện, thiết bị giao thông vận tải trong các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không chủ yếu sử dụng nhiên liệu hóa thạch như xăng, dầu... gây phát thải khí nhà kính. Tổng phát thải từ giao thông lên đến 33,2 triệu tấn, chiếm 19,3% phát thải từ lĩnh vực năng lượng.

Theo Liên Hợp Quốc, “phát thải ròng bằng 0” có nghĩa là cắt giảm phát thải về mức càng gần 0 càng tốt, thí dụ thông qua chuyển sang nền kinh tế xanh và năng lượng tái tạo sạch. Bên cạnh đó, tất cả các khí thải còn lại phải được tái hấp thụ bởi rừng và đại dương "khỏe mạnh".

Nếu thế giới tiếp tục phát thải gây biến đổi khí hậu thì nhiệt độ trái đất sẽ tăng vượt ngưỡng 1,5 độ c so với thời kỳ tiền công nghiệp. mức tăng này sẽ đe dọa cuộc sống và sinh kế của người dân trên toàn cầu. đó là lý do ngày càng có nhiều quốc gia cam kết đưa phát thải ròng về 0 trong vài thập kỷ tới.

Đến nay, bhutan và suriname là 2 quốc gia duy nhất trên thế giới đã đạt phát thải ròng bằng 0. cùng với các công ty, thành phố và thể chế tài chính trên toàn cầu, hơn 130 quốc gia đã đặt ra hoặc đang xem xét mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào giữa thế kỷ 21.

M.C

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/nganh-giao-thong-van-tai-huong-muc-tieu-xanh-hoa-giam-phat-thai-bang-0-643192.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ 0h ngày 1/1/2020, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC sẽ tổ chức thu phí toàn tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài 131,5km.
  • Trong khi người dân dừng xe phản đối BOT Quốc lộ 26 vì cho rằng xây trạm bất hợp lý thì chủ đầu tư và chính quyền địa phương viện dẫn đã được sự đồng ý của Bộ Giao thông Vận tải
  • Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ điều chỉnh quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng 2030, trong đó chú trọng xây dựng cao tốc Bắc - Nam, các tuyến ra cảng biển lớn, trung tâm kinh tế...
  • Trước đề xuất của Bộ Giao thông vận tải rằng, ai mất bằng lái xe đều phải thi lại để tránh tình trạng xin đổi, có thêm bằng lái thứ hai, thứ ba rồi cho thuê hay bán lại, dư luận đã có nhiều ý kiến trái chiều, đa số đều tỏ ra không đồng tình.
  • Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), từ tháng 1/2016, toàn quốc sẽ có thêm gần 21.000 xe ôtô hết niên hạn sử dụng.
  • Ngày 25/9, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Giao thông vận tải tổ chức lễ thông xe các dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 qua địa phận tỉnh này.
  • Một số nước trên thế giới và trong khu vực hiện đã và đang xây dựng khung pháp lý cho hoạt động kết nối dịch vụ vận tải trên nền tảng ứng dụng CNTT. Việt Nam cũng đã có những bước đầu trong việc quản lý và kiểm soát hoạt động mới mẻ này.
  • Liên Bộ Y tế và Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe...
  • Bộ Giao thông vận tải vừa có công văn yêu cầu Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố giám sát và kê khai giá cước theo quy định, đảm bảo nguyên tắc điều chỉnh giảm giá cước vận tải và báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính trước ngày 30/9
  • Dư luận đang quan tâm tới Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông với 13km mà hết chậm tiến độ lại đến đội vốn gần gấp đôi, lên đến 18.000 tỷ đồng, tính ra, mỗi mét đường chi phí hết 1,5 tỷ đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY