Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Vắt chéo chân – thói quen nguy hiểm cần bỏ ngay lập tức

Đau lưng, đau cổ, tăng huyết áp, tổn thương dây thần kinh,… là những tác hại của kiểu ngồi vắt chéo chân.

Ngồi vắt chéo chân là thói quen của nhiều người nhưng dưới tác động của một số yếu tố như thời gian, tư thế này có thể gây hại đến sức khỏe. dưới đây là những điều bạn nên biết về tư thế ngồi vắt chéo chân.

Đau lưng, đau cổ

Bạn sẽ có nguy cơ đau lưng và đau cổ nếu ngồi vắt chéo chân quá thường xuyên bởi lúc này hông của bạn bị xoắn lại khiến khung chậu mất thăng bằng. điều này vô tình gây áp lực lên cột sống của bạn, kéo theo những cơn đau co thắt khó chịu. do đó, nếu thường xuyên ngồi vắt chéo chân hàng ngày, hàng tuần thì có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau lưng, đau cổ và nghiêm trọng hơn là căn bệnh thoát vị đĩa đệm.

Vắt chéo chân – thói quen nguy hiểm cần loại bỏ ngay


Bạn sẽ có nguy cơ đau lưng và đau cổ nếu ngồi vắt chéo chân quá thường xuyên. Ảnh minh họa

Tăng huyết áp

Năm 2010, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài, huyết áp của cơ thể sẽ tăng cao. thậm chí nếu không có vấn đề gì với huyết áp, bạn cũng nên tránh tư thế ngồi này để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa rối loạn tuần hoàn.

Một trong những nguyên nhân là khi bạn đặt một đầu gối lên đầu gối kia, máu sẽ bị dồn ngược từ chân lên ngực. Kết quả là một lượng máu lớn được bơm ra khỏi tim, làm tăng huyết áp.

Triệu chứng tĩnh mạch mạng nhện

Ngoài ra, ở tư thế này, các cơ bắp chân vẫn hoạt động, trong khi khớp xương lại không di chuyển, làm tăng lực cản lên máu, dẫn đến tăng huyết áp. đó là lý do tại sao bạn vắt chéo chân ở vị trí mắt cá chân nhưng lại không tăng huyết áp. triệu chứng tĩnh mạch mạng nhện

Thói quen ngồi vắt chéo chân làm tăng nguy cơ phát triển triệu chứng "tĩnh mạch mạng nhện" (những mạch máu nhỏ nổi lên hình mạng nhện). mặc dù nguyên nhân chính gây giãn tĩnh mạch là do gen, ngồi vắt chân quá lâu có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch nén.

Một số van nhỏ trong các mạch máu giúp ngăn ngừa máu không chảy sai hướng. Khi bạn ngồi vắt chân, áp lực tĩnh mạch sẽ tăng lên, cản trở máu lưu thông, khiến các van mạch máu thu hẹp và yếu dần. Điều này có thể gây tụ máu ở chân và làm tĩnh mạch sưng lên.

Vắt chéo chân – thói quen nguy hiểm cần loại bỏ ngay


Thói quen ngồi vắt chéo chân làm tăng nguy cơ phát triển triệu chứng "tĩnh mạch mạng nhện". ảnh minh họa

Tổn thương dây thần kinh

Dây thần kinh hông là dây hỗn hợp lớn nhất cơ thể. mọi áp lực gây ra bởi tư thế ngồi vắt chéo chân đều có thể khiến dây thần kinh hông bị tê, ngứa và lâu dần có thể dẫn đến tổn thương. cùng với thời gian, nếu không được cải thiện cơ thể sẽ thường xuyên bị đau nhức, mất khả năng đưa cổ chân và các ngón chân lên khi bước đi.

Để hạn chế thói quen ngồi vắt chéo chân, nên:

Tránh ngồi tư thế này liên tục trong 10-15 phút.

Sau mỗi 30 phút, đứng dậy và đi lại nếu được.

Sắm một chiếc ghế hỗ trợ phần lưng.

Cố gắng giữ 2 bàn chân trên đất và đầu gối tạo một góc 90 độ với mặt sàn.

Theo Hòa Lê/VietQ

Link bài gốc Lấy link

http://vietq.vn/vat-cheo-chan-thoi-quen-nguy-hiem-can-loai-bo-ngay-d140810.html

Theo Hòa Lê/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/vat-cheo-chan-thoi-quen-nguy-hiem-can-bo-ngay-lap-tuc/20201214021739930)

Tin cùng nội dung

  • Tôi năm nay đã 70 tuổi, đi tiểu thường xuyên, cứ khoảng 2 giờ là có nhu cầu đi tiểu, không nhịn được.
  • Đến lúc đau nhiều, người mệt mỏi, kém ăn chị K mới đi khám thì phát hiện ra biểu hiện đau lưng của chị là ung thư thận, phải cắt bỏ một bên.
  • Cháu tôi 5 tuổi, bị đau bụng, sốt, đái ra máu, đi khám được chẩn đoán u Wilms.
  • Viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột của tuyến tụy. Biểu hiện có thể nhẹ nhàng nhưng cũng có thể nặng, nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây biến chứng.
  • Bệnh trĩ gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
  • Ngoài việc tiếp xúc với hóa chất độc hại, ăn uống thất thường, thưởng thức đồ nóng, ăn không tập trung… là thói quen gây ung thư dạ dày.
  • Rau sống thường là các loại rau thơm được ưa chuộng trong bữa cơm của người Việt.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Cổ (cột sống cổ) được tạo thành bởi các xương sống bắt đầu ở đáy sọ và kết thúc tại phần trên ngực/lưng. Các đốt xương sống cùng với các dây chằng (giống như một bản cao su dày) và các cơ tạo ổn định cho cột sống
  • Yêu thô bạo có thể mang đến cho bạn cảm giác mới lạ, nhưng đừng quá lạm dụng nó bởi những tác hại dưới.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY