Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Về với mái nhà ta thương

Ai trong chúng ta cũng có một nơi gọi là nhà. Đó là nơi che mưa che nắng, nơi chúng ta sinh ra, lớn lên rồi trưởng thành, được yêu thương bao bọc trong vòng tay của ba mẹ, những người thân yêu.

Nơi bình yên và ấm áp…

Nhà trong ý nghĩa thiêng liêng còn mặc định là nơi mà ở đó chúng ta cảm thấy lòng mình bình yên và ấm áp nhất. bao nhiêu xáo động bên ngoài đều dừng lại sau cánh cổng nhà. khi ta đẩy một cánh cửa để bước vào nhà, ở đó sẽ luôn có sẵn một vòng tay ấm áp dang rộng ôm lấy ta. theo sau đó là những lời xuýt xoa, những câu thăm hỏi ân cần, là những yêu thương vô điều kiện. bao ưu tư muộn phiền bỗng chợt dừng lại nơi cánh cửa chỉ còn lại đó tình yêu thương ấm áp, sự động viên và chia sẻ chân thành.

Như một thói quen, mỗi khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống thay vì tìm kiếm một nơi để đi đến. Tôi chỉ muốn trở về nhà. Mỗi lần trở về tôi chợt thấy mình trở lại trong hình ảnh một cô bé con bẽn lẽn nép sau lưng mẹ mỗi khi có người lạ tới nhà. Tôi thấy mình ở đó, trong vòng tay của mẹ đang mè nheo khóc nhè vì bị chúng bạn trêu ghẹo. Tôi nhớ cảm giác mẹ vuốt ve sống lưng tôi, mắt ánh lên nụ cười như xoa dịu. Còn bố đứng bên cạnh mẹ, đôi tay không ngừng vuốt ve mái đầu, miệng lắp bắp dỗ dành tôi bằng những lời thủ thỉ, dịu dàng.

Ngày nhỏ vì mưu sinh, gia đình tôi chuyển từ căn nhà dưới quê lên thành phố sống. căn nhà nhỏ có hàng râm bụt mùa hạ ngập tràn sắc đỏ, dưới hàng cau tươi xanh mỗi độ ra hoa sắc trắng bời bời, con đường làng thẳng tắp hai bên hoa cỏ ngập tràn nay trở thành kỷ niệm. trong ký ức tôi nơi đó như một thiên đường tuổi thơ. mỗi sáng thức dậy, khi nắng tràn qua hiên, tôi men theo con đường làng chạy ra đồng. mùi thơm của cỏ non, của đồng quê dân dã chiếm lấy hồn tôi. tôi nhớ những ngọn gió thoang thoảng mùi đất đai đồng nội mỗi tối ngồi học bài bên cửa sổ. tôi nhớ tiếng ếch nhái vang vọng ngoài đồng xa, tôi nhớ hương bưởi thơm lừng quyện trong cánh mũi và nhớ làm sao những câu chuyện bố kể dưới ánh trăng rằm.

Tôi thường nhớ về nhà trong những hình ảnh thân quen in sâu trong tiềm thức. đó là một mái nhà liêu xiêu với mùi khói chiều hăng hắc, cay nồng nơi khóe mắt. là những con đường đất quanh co in dấu thời gian xung quanh hoa dại trải ngút ngàn. là những lũy tre làng tươi xanh nhịp nhàng soi bóng dưới cầu ao. là những bữa cơm chiều cả nhà quây quần bên gian bếp nhỏ. là ánh mắt của bố, là nụ cười của mẹ. là tôi một thuở lên năm, đôi mắt ngẩn ngơ chiều chiều ra ngồi trước hiên nhà, đợi chờ bóng mẹ lẩn khuất trên đường làng.

...đó là nhà

Thi thoảng trong những chuyến đi của mình, tôi ngang qua những vùng đất mới. Nơi dấu chân tôi đi qua, những mảnh đất trở nên thân thuộc như quê nhà. Ở đó tôi bắt gặp những người phụ nữ như bà, như mẹ mình, quanh năm vật lộn với ruộng đồng, nương bãi nhưng nụ cười của họ lại chân chất, trong sáng và hồn hậu vô cùng. Họ khác xa những con người tươm tất bóng bẩy tôi gặp mỗi ngày. Họ làm tôi nhận ra rằng những năm tháng tuổi trẻ chúng ta có bôn ba khắp nơi. Nhưng dù đi đâu, lúc muốn trở về, vẫn luôn có một nơi đón đợi ta. Nơi đó chính là nhà.

Niềm vui tuổi thơ còn đọng mãi.

Từ “nhà” trong tiếng việt mang nhiều ý nghĩa. một trong những ý nghĩa của từ “nhà” là chỉ về gia đình. người việt thường gọi gia đình mình là nhà. nếu được hỏi đâu là kỷ niệm thân thương nhất lưu giữ trong ký ức mỗi người, hẳn ai trong chúng ta cũng nghĩ đó là kỷ niệm về gia đình, về một mái nhà nơi đó có ông bà, cha mẹ, anh chị em. trong tâm tưởng nhiều người, nhà luôn là chốn bình yên, ấm áp mỗi người luôn nghĩ về dù ta có ở đâu và đi bất cứ nơi đâu.

Người ta nói rằng luôn có một mối liên hệ tình cảm đặc biệt không thể nào lý giải được giữa con người với nơi chốn gắn liền với ta. Những năm tháng tuổi trẻ, chúng ta có thể ở nhiều nơi. Những nơi đi đến có thể mang lại cho chúng ta niềm vui, công danh, sự nghiệp nhưng sẽ không nơi đâu mang lại cảm giác ấm ấp như quê nhà. Cứ mỗi lần được trở về, chỉ cần đặt chân lên mảnh đất quê, cầm trên tay một nắm đất mềm hay lặng người trước một làn gió cũng đủ để tôi nhận ra không nơi đâu bằng quê nhà.

Một thời để nhớ.

Như một lẽ tự nhiên, nhà luôn luôn là nơi mỗi người con xa quê đau đáu hướng về. như một mạch ngầm xuyên suốt chảy, những mái nhà sẽ là nơi chở che bình yên nhất cho con người mỗi khi thấy lòng xao động. khi con người cảm thấy mỏi mệt với bao bon chen bên ngoài, người ta sẽ ước có nhà, ước có tổ ấm, ước có một nơi để trở về. nhưng dù có bao nhiêu ngôi nhà trong đời, sâu trong tâm thức mỗi người, căn nhà nơi có ba, có mẹ, có anh chị em bao giờ cũng là mái nhà yên bình và ấm áp nhất mà những đứa con luôn khát khao trở về.

Nguồn langvietonline.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.nguoiduatin.vn/ve-voi-mai-nha-ta-thuong-70321.html)
Từ khóa:

Chủ đề liên quan:

hương Mái nhà ta thương thương

Tin cùng nội dung

  • Nhân dân có câu “Nam bất thiểu trần bì, nữ bất ly hương phụ”, để nói lên tầm quan trọng của hương phụ trong chữa bệnh cho chị em.
  • Đang đứng làm nhiệm vụ trên đường tránh thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế), trung úy Tiến bị xe tải lấn đường đâm trọng thương.
  • Hoắc hương, tên khoa học là Poyostemon cablin (Bl) Benth. Bộ phận dùng làm Thu*c của hoắc hương là cả cây...
  • Theo y học cổ truyền, hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày - ruột, giúp sự tiêu hóa, hành khí, giảm đau.
  • Phương Thuốc khử mùi cơ thể Mai hoa phấn của Đào Hoằng Cảnh (420 – 589) trích trong “Đoạn cốc bí phương”. Thành phần gồm có: mai hoa băng phiến, thanh mộc hương, thiên trạch hương, hoắc hương, khô phàn, hoạt thạch đều 30g.
  • Nếu thắp 1 nén hương, bạn chỉ có phần Nhân ở đó, nhằm duy trì bàn thờ hàng ngày. Thắp 9 nén là dâng tới hàng Phật. 7 nén là dâng hàng Thánh Mẫu. Vậy ngày giỗ, Tết thì thắp mấy nén hương?
  • Năm nay ngày 10, 14, 16, 17, 20, 21 tháng Chạp (âm lịch) phù hợp để thay bát hương mới cho gia đình chuẩn bị đón Tết.
  • Việc thắp nhang (hương) trong gia đình, ở đền, chùa... là tập quán từ lâu đời của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, rất nhiều người băn khoăn mỗi lần thắp hương thì nên thắp mấy nén là vừa? Câu hỏi đơn giản song không ít người lúng túng khi trả lời.
  • Khắp trên dải đất hình chữ S Việt Nam, có lẽ chỉ Hà Nội mới có mùa thu riêng. Bởi mùa thu Hà Nội không chỉ có những làn gió heo may mơn man...
  • Theo năm tháng, mẹ cha ta ngày thêm già yếu. Phận làm con luôn ghi nhớ “một lòng thờ mẹ kính cha”. Vậy nhưng, “thờ”, “kính” thế nào, để “cho tròn chữ hiếu” cũng là cả một nghệ thuật khi ứng xử và chăm sóc cha mẹ già.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY