Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Vì sao cắn móng tay, sâu răng, đau cơ cũng báo hiệu bạn bị stress?

Nguyên nhân của những rối loạn tâm thần phổ biến một phần do tình trạng stress kéo dài nhưng người bệnh không nhận diện được. Bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần chỉ ra 7 dấu hiệu cảnh báo về chúng ta đa đối diện với stress.
Vì sao cắn móng tay, sâu răng, đau cơ cũng báo hiệu bạn bị stress?

tín hiệu thứ ba: cắn móng tay. nghe có vẻ rất phi lý nhưng việc cắn móng tay có thể là kết quả của sự căng thẳng thần kinh.cắn móng tay mỗi khi lo lắng là khi chúng ta đã quá căng thẳng và tự làm xao nhãng bản thân bằng hoạt động cắn móng tay. cắn móng tay là một cách phổ biến mà nhiều phụ nữ lựa chọn để đối phó với cảm giác căng thẳng và lo lắng. nếu bạn đang bị căng thẳng, hãy thử nén chặt sự căng thẳng ấy bằng cách gọi điện thoại cho bạn bè hoặc người thân. hoặc là bạn có thể thư giãn bằng cách đọc sách báo, nghe nhạc, đi dạo…

tín hiệu thứ tư: sâu răng. lười vệ sinh răng miệng sẽ dẫn đến sâu răng, nhưng chính stress cũng là một thủ phạm. các chuyên gia nói rằng, stress dẫn đến việc bạn thường nghiến răng vào ban đêm, hoặc cả ban ngày. nghiến răng là một thói quen xấu vì nó sẽ ăn mòn răng, làm tổn hại răng dẫn đến sâu răng. nếu nghiến răng là thói quen khó bỏ, thì hãy đến gặp các sĩ nha khoa để tìm cách bảo vệ răng miệng của mình tốt nhất.

tín hiệu thứ năm: phát ban. nghe có vẻ lạ nhưng làn da có thể làm một thước đo khá chuẩn xác về mức độ căng thẳng mà chúng ta đang phải đối mặt. stress có thể gây ra phát ban. đó là những vùng da nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng, cánh tay và khuôn mặt. chứng phát ban được gây ra bởi tác dụng phụ của sự căng thẳng trên các hệ thống miễn dịch histamine đang được tiết ra, gây ra các vết ngứa và mẩn đỏ. nếu bạn cảm thấy căng thẳng, hãy đặt tay vào vùng bụng. mỗi khi hít vào, tay của bạn sẽ nổi lên và khi thở ra bàn tay sẽ hạ xuống. hít thở sâu từ 5 đến 10 lần đều đặn trong suốt cả ngày.

tín hiệu thứ sáu: cảm giác buồn ngủ. khi bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải. đó có thể do bạn quá căng thẳng. hormone stress sẽ làm tăng lượng adrenaline trong cơ thể bạn khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. sự căng thẳng cũng sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn, bạn sẽ mệt mỏi và cáu kỉnh khi thức dậy. để giải quyết vấn đề này, hãy đi ngủ sớm hơn hoặc có một giấc ngủ trưa khoảng 30 phút. chúng ta sẽ tràn đầy năng lượng cho những phần việc còn lại.

tín hiệu thứ bảy: sự đãng trí. những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng stress mãn tính có thể làm thu hẹp khu hippocampus – một phần của não trước có nhiệm vụ lưu giữ thông tin và hình thành ký ức. may mắn thay, kích thước của khu hippocampus sẽ trở lại bình thường khi mức độ căng thẳng của bạn giảm.nếu muốn não của mình hoạt động tốt bạn cần tập thể dục, leo cầu thang hoặc nhảy theo giai điệu sôi động. tập thể dục sẽ giúp não hoạt động tốt và thậm chí sẽ giúp bạn chịu đựng tốt hơn với những giây phút căng thẳng trong tương lai.

Làm gì đển kiểm soát bệnh này?

Bạn cần nhận biết các yếu tố gây stress, phản ứng cảm xúc của cơ thể, khi có các tác nhân có thể có làm bạn lo lắng hay khó chịu bạn hãy tìm cách điều khiển cơ thể phản ứng với sự căng thẳng đó;

Bạn cần trực tiếp với các tác nhân đó để thay đổi những yếu tố có thể gây stress bằng cách tránh hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn hoặc giảm cường độ, tần số và rút ngắn thời gian căng thẳng (nghỉ ngơi, rời khỏi môi trường gây căng thẳng);và hãy thử xem căng thẳng như là một điều quen thuộc hơn là một cái gì đó áp đảo mình; tự điều chỉnh phản ứng cơ thể với stress. bác sĩ khuyên hãy thử tập thở sâu, chậm, điều này sẽ giúp nhịp tim và hô hấp trở lại bình thường;

Một số kỹ thuật thư giãn, có thể làm giảm căng thẳng cơ bắp. Sử dụng phản hồi sinh học có thể giúp bạn tự kiểm soát căng thẳng cơ, nhịp tim và huyết áp. Massage và làm nóng các cơ bắp căng cứng để cải thiện lưu thông máu và giúp cơ bắp thư giãn; tạo một lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục (như đi bộ, bơi lội, đạp xe hoặc chạy bộ). Cần ăn đủ chất, đủ bữa, duy trì cân nặng hợp lí. Bạn cũng nên tránh sử dụng quá mức nicotine, caffeine và các chất kích thích khác. Ngủ đủ và đúng nhịp sinh học sẽ giúp hạn chế căng thẳng...

Thử nghiệm vắc-xin ngừa COVID-19: An toàn nhưng phải khẩn trương

Ngày 20/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu việc triển khai các giai đoạn thử nghiệm vắc-xin phòng COVID-19 phải được tiếp tục với tinh thần tuân thủ đầy đủ các quy định của Bộ Y tế, an toàn nhưng phải khẩn trương.

Có thể tiêm thử nghiệm vắc xin COVID-19 trên 30.000 người

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, Nano Covax là mục tiêu của giai đoạn 1 là đánh giá tính an toàn của vắc-xin. Giai đoạn 2 sẽ tiêm sau khi giai đoạn 1 tiến hành an toàn, thành công, tiêm trên 400-600 người để xác định liều tiêm tối ưu. Giai đoạn 3 sẽ tiêm trên ít nhất 1.500-3.000 người, có thể mở rộng ra 10.000 đến 30.000 người.

Thêm 2 ca mắc mới COVID-19, 1 người địa chỉ ở quận Đống Đa

Tối 20/12 Bộ Y tế thông báo có thêm 2 ca mắc mới COVID-19 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Bình Thuận và thành phố Đà Nẵng.

Phó Thủ tướng thăm 3 người tình nguyện tiêm vắc-xin ngừa COVID-19

Chiều 20/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến thăm và động viên 3 tình nguyện viên đầu tiên tiêm thử nghiệm vắc-xin ngừa COVID-19 do Việt Nam sản xuất.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/vi-sao-can-mong-tay-sau-rang-dau-co-cung-bao-hieu-ban-bi-stress-1767397.tpo)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY