Khoa học hôm nay

Vì sao con người lại nói mơ khi ngủ?

Người nói mớ khi ngủ thường không ý thức được mình đang nói gì, cũng như không nhớ điều mình đã nói sau khi thức giấc.

Nói mơ là gì?

Nói mớ hay nói mơ (somniloquy) khi ngủ là việc một người bật phát thành lời nói có ý nghĩa hoặc vô nghĩa trong khi ngủ. thông thường, một người sẽ nói mớ khi đang trong chu kỳ ngủ rem - giai đoạn ngủ mơ và mắt chuyển động nhanh.

Bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể gặp tình trạng nói mớ. Có người chỉ nói vài từ vô nghĩa trong một lần, nhưng cũng có người nói rất nhiều trong một đêm ngủ. Câu hỏi đặt ra là vì sao người ta nói mớ?

Ảnh minh họa.

Theo các nhà nghiên cứu, ngủ mơ là một hiện tượng rất bình thường và là một hoạt động tâm thần của con người trong lúc ngủ.

Tuy nhiên, theo phân tâm học, hiện tượng khi mơ phát ra tiếng nói có nội dung là sự phản ảnh những mong muốn, nhu cầu mà khi thức, chúng ta không dám làm hoặc không thể làm được. việc nói mơ phản ánh vấn đề tâm lý mà người đó đang gặp phải.

Đặc biệt, người nói mớ khi ngủ thường không ý thức được mình đang nói gì, cũng như không nhớ điều mình đã nói sau khi thức giấc. trên thực tế, có người nói mớ thành tiếng một cách rõ ràng như đang tỉnh táo, nhưng lại có người nói không thành tiếng hay chỉ lầm bầm những câu lộn xộn, vô nghĩa...

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nói mơ

Do di truyền

Trong nghiên cứu trên hơn 1.000 hộ gia đình có con từ độ tuổi 3 - 15 của phần lan năm 2001 và của nhật bản năm 2008, các nhà khoa học phát hiện ra rằng các gia đình có bố mẹ thường mộng du và nói mớ thì con cái cũng có khả năng cao gặp tình trạng đó.

Do thể trạng mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ

Bất cứ ai cũng có thể nói lẩm bẩm trong giấc ngủ nhưng nhóm người gặp tình trạng này nhiều nhất là khi thiếu ngủ. nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn những người nói mớ khi ngủ thường đang trải qua những ngày thiếu ngủ hoặc thể trạng căng thẳng, mệt mỏi.

Khi chúng ta không nghỉ ngơi đầy đủ, hoạt động của não bộ có thể bị gián đoạn và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của chúng ta.

Do ảnh hưởng của Thu*c

Nhiều loại Thu*c trị bệnh gây tác dụng phụ là làm gián đoạn giấc ngủ. Thu*c có thể dẫn đến một số hành vi khi ngủ, bao gồm cả nói mớ, mộng du. Không chỉ là nói mớ, do không kiểm soát được cơ bắp, người ngủ còn có thể đá, đấm, nhảy ra khỏi giường và nói chuyện như một người đang tỉnh.

Làm gì để hết nói mơ khi ngủ?

Không ăn quá no trước khi đi ngủ: những người gặp chứng nói mớ nên tránh ăn uống quá no vào buổi tối, tránh uống cà phê khi gần đi ngủ và tập đi ngủ đúng giờ. ngoài ra, có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách lựa chọn giường nệm thoải mái để hỗ trợ giấc ngủ ngon.

Nghe nhạc thư giãn trước khi đi ngủ: âm nhạc là giải pháp có thể khiến tâm trí bạn thư thái và giải tỏa căng thẳng sau một ngày dài làm việc. nghe nhạc thư giãn chính là một cách trị ngủ mớ hiệu quả. âm nhạc sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và tránh việc nói mơ khi đã ngủ sâu.

Hãy ngủ đủ giấc: khi bạn không ngủ được, não bộ của bạn sẽ bị kích thích và tiềm thức của bạn cũng sẽ bị đánh thức. do đó, tốt hơn hết là bạn nên dành thời gian để ngủ đủ giấc. một giấc ngủ cần thiết cho bạn là khoảng từ 7 – 8 tiếng. điều này sẽ rất có ích trong việc giúp bạn tránh khỏi tình trạng nói mơ

Tuy nhiên, nếu tình trạng nói mớ quá nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, đồng thời xuất hiện kèm dấu hiệu mệt mỏi, kiệt sức, không thể tập trung công việc ban ngày trong thời gian dài thì cần đến bệnh viện để kiểm tra toàn diện.

Bởi vì, trong một số trường hợp hiếm, việc nói mớ có liên quan tới các vấn đề sức khỏe như rối loạn tâm thần hoặc co giật vào ban đêm.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/vi-sao-con-nguoi-lai-noi-mo-khi-ngu-d339323.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/vi-sao-con-nguoi-lai-noi-mo-khi-ngu/20210730054104453)

Tin cùng nội dung

  • Trước đây, cấp cứu bằng trực thăng chỉ là một giấc mơ đối với quân và dân trên đảo. Thì nay, giấc mơ đó đã thành hiện thực.
  • Nếu bạn nằm mơ thấy rắn thì chúng báo hiệu có nguồn tài vận dồi dào sắp đến, hay mơ thấy quả táo là bạn sắp trúng số...
  • Khó ngủ, mất ngủ là rối loạn thường gặp ở người cao tuổi, do nhiều nguyên nhân, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bên cạnh việc tìm nguyên nhân và điều trị đúng cách, việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện phù hợp là biện pháp tốt nhất để người cao tuổi có giấc ngủ ngon.
  • Hiện nay, tỉ lệ người cao tuổi (NCT) bị rối loạn giấc ngủ (RLGN) ngày càng cao. Ước tính khoảng một nửa số người trên 50 tuổi bị RLGN với các biểu hiện ngủ không ngon, giấc ngủ chập chờn hoặc thời gian ngủ ngắn, khó duy trì giấc ngủ và thường thức dậy vào buổi sớm, khó khăn để tiếp tục ngủ lại...
  • Giấc ngủ hàng ngày vô cùng quan trọng đối với mọi lứa tuổi nhưng đối người cao tuổi (NCT) cần được quan tâm hơn. Bởi vì khi bị rối loạn giấc ngủ, NCT sẽ gặp nhiều điều bất lợi do tuổi cao, sức yếu và mọi chức năng S*nh l* đều bị suy giảm.
  • Ngủ là thời gian trong đó cơ thể hoàn toàn thư giãn nghỉ ngơi để dưỡng sức và tu bổ các hư hao của mô bào trong suốt một ngày làm việc trí óc cũng như chân tay.
  • Cuộc sống bận rộn, nhiều người dễ rơi vào tình trạng thiếu ngủ. Song theo các chuyên gia, tận dụng giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp đem lại tinh thần sảng khoái.
  • Đối với dân công sở, giấc ngủ trưa là vô cùng quan trọng. Hãy nhớ làm theo hướng dẫn dưới đây để có giấc ngủ ngon lành bạn nhé.
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.
  • Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày. Điều này cũng đúng cho những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY