Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Vì sao TP HCM chưa triển khai test nhanh trên diện rộng?

Test nhanh chỉ đạt độ chính xác cao nếu áp dụng ở khu vực có tỷ lệ lây nhiễm nCoV cao, thực hiện bởi nhân viên y tế hoặc người đã được tập huấn bài bản.

Phó giám đốc sở y tế nguyễn hữu hưng chiều 14/6 cho biết hiện nay sở y tế chủ trương triển khai song song cả test nhanh kháng nguyên và xét nghiệm rt-pcr để tầm soát ncov. các cơ sở y tế hiện đã dùng test nhanh để sàng lọc nhanh các ca có yếu tố dịch tễ hoặc triệu chứng hô hấp, bên cạnh phương pháp rt-pcr.

Ưu điểm của test nhanh là thời gian trả kết ngắn, trung bình khoảng 30 phút. Nhược điểm của nó là độ chính xác thấp hơn RT-PCR. Ngược lại, RT-PCR có độ chính xác rất cao, là kết quả khẳng định, nhưng cần 4 đến 6 giờ mới có kết quả.

"Cả hai phương pháp này chỉ có nhân viên y tế được thực hiện lấy mẫu và đơn vị được Bộ Y tế cấp phép mới đủ năng lực làm xét nghiệm", ông Hưng nói.

Với test nhanh kháng nguyên, ngành y tế có thể tập huấn cho bộ phận y tế của các doanh nghiệp để sử dụng, ông hưng cho biết thêm. ngày 10/6, khi ghi nhận trường hợp nhiễm covid-19 trong công ty pouyuen, ngành y tế đã triển khai thí điểm test nhanh kháng nguyên cho gần 2.000 công nhân tại công ty này. một đội lấy mẫu ba người, trong một giờ làm được 50 test nhanh, gần tương đương với tốc độ một đội lấy mẫu rt-pcr.

Phó giám đốc Sở Y tế cho biết trong một cuộc họp tuần vừa rồi, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (HCDC) đã tập huấn các nội dung để sử dụng test nhanh cho các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp... nhằm giúp doanh nghiệp chủ động đánh giá nguy cơ dịch bệnh của mình trong thời gian tới.

Tất cả người dân đến các cơ sở y tế đều phải khai báo y tế điện tử, những người có yếu tố dịch tễ hoặc có triệu chứng ho, sốt, đau họng, mất vị giác, khứu giác... sẽ được phân luồng, sàng lọc ncov bằng test nhanh kháng nguyên (nếu có) và rt-pcr ở khu vực riêng. ảnh: thư anh.

Ông nguyễn trí dũng, giám đốc hcdc chia sẻ thêm rằng, về mặt kỹ thuật, việc lấy mẫu bệnh phẩm ở hai phương pháp trên là giống nhau, không quá khó nhưng không phải là ai cũng có thể thao tác lấy mẫu chính xác. việc lấy mẫu không chính xác sẽ gây sai lệch kết quả. một vấn đề quan trọng khác là làm thế nào để bóc tách được kháng nguyên của virus bám trên que để bỏ vào môi trường test nhanh mà không lây nhiễm chéo, nếu có ca dương tính.

"bộ y tế mới có khuyến cáo, chưa thấy chỉ đạo cụ thể hướng dẫn cho người dân làm test nhanh kháng nguyên", ông dũng nói. hcdc sẽ bàn thêm với các nhà chuyên môn có nên cho người dân hay các nhà Thu*c tự làm test nhanh hay không.

Theo giám đốc HCDC, Bộ Y tế cũng như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có những khuyến cáo về việc sử dụng test kháng nguyên nhanh nhằm tầm soát nCoV. Trong đó, việc đánh giá giá trị xét nghiệm test nhanh không chỉ đơn thuần dựa vào kết quả của xét nghiệm, mà còn phụ thuộc vào độ nhạy, độ đặc hiệu, tính tiên đoán của nó.

WHO khuyến cáo với những khu vực dịch lan rộng, tỷ lệ mắc bệnh khá cao trong cộng đồng như Bắc Giang, Bắc Ninh thì giá trị tiên đoán và độ chính xác của test nhanh sẽ cao. Còn nếu triển khai test nhanh tại các khu vực có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp thì giá trị tiên đoán và độ nhạy thấp, dễ bỏ sót những trường hợp dương tính.

Ngoài ra, giá trị test nhanh sẽ tăng với trường hợp người mắc bệnh đang có triệu chứng lâm sàng (ho, sốt...) thì độ nhạy và giá trị tiên đoán cao hơn.

Hiện nay, tp hcm đã triển khai cho 24 trung tâm y tế quận, huyện, trong ngành y tế một số bệnh viện đa khoa tuyến quận, khu vực để thực hiện giám sát cho các trường hợp đến khám sàng lọc có triệu chứng. tuy nhiên, nhưng dù kết quả test là dương tính thì vẫn chưa mang tính khẳng định mà phải xét nghiệm lại bằng rt-pcr.

Ngành y tế cũng đã cấp test nhanh kháng nguyên cho các khu cách ly tập trung, để sử dụng trong trường hợp người đang cách ly có triệu chứng thì làm test nhanh trước. nếu mẫu dương tính sẽ lên phương án xử lý ngay, trong khi chờ kết quả khẳng định.

Một vấn đề đang lưu tâm khác là giá trị kinh tế của việc test nhanh so với RT-PCR. Một test nhanh giá khoảng 200.000 đồng, một xét nghiệm RT-PCR khoảng 734.000 đồng. Nhưng nếu làm mẫu gộp 10 hoặc tối đa 16 mẫu thì phương pháp RT-PCR có thể sẽ rẻ hơn.

Bên cạnh đó, sử dụng test nhanh như thế nào còn tùy thuộc vào việc có chỉ định đúng hay không. Nếu triển khai test nhanh tràn lan ở những vị trí mà không được khuyến cáo, ngành y tế sẽ bị đặt câu hỏi "liệu có tiêu cực không". Ngành y tế khi ra một chỉ định cũng phải cân nhắc sao cho có lợi nhất, làm xét nghiệm sao cho nhanh nhất, chính xác nhất. Ví dụ, nếu sắp tới có những khu vực ca bệnh chồng ca bệnh, buộc phải khảo sát lớn thì chắc chắn phải sử dụng test nhanh, để nắm được ngay những trường hợp dương tính để có biện pháp xử lý nhanh nhất, ông Dũng phân tích.

"Lấy mẫu cho hơn 10 triệu người dân toàn thành phố là bất khả thi, chỉ có thể khoanh vùng diện nhỏ, nơi có có nguy cơ cao", ông Dũng nói.

Thư Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/vi-sao-tp-hcm-chua-trien-khai-test-nhanh-tren-dien-rong-4294122.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY