Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Vì sao trong 17 ca COVID- 19 Tu vong phần lớn rơi vào đối tượng này?

MangYTe – Ngoài tăng nhanh về số lượng những ca mắc trong cộng đồng, nước ta cũng đã ghi nhận những trường hợp Tu vong liên quan COVID-19. Các chuyên gia đã đưa ra lý giải chuyên môn liên quan đến 17 ca Tu vong liên tiếp những ngày qua.

Đối tượng dễ tổn thương

Làn sóng thứ 2 của COVID – 19 ở nước ta đang diễn biến phức tạp. Hai tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam – nơi số ca mắc nhiều lại tiếp tục phải thực hiện giãn cách xã hội từ 0 giờ 12/8. Điều đáng nói ngoài tăng nhanh về số lượng những ca mắc trong cộng đồng, nước ta cũng đã ghi nhận 17 trường hợp Tu vong do COVID- 19 (tính đến sáng 12/8).

Hầu hết các trường hợp Tu vong từng ghi nhận đều là người cao tuổi, người mắc các bệnh lý nền như suy tim, ung thư máu, tiểu đường type 2, tăng huyết áp, viêm phổi, ... Nhiều hơn cả trong số đó là những người bị suy thận mạn giai đoạn cuối, lọc máu chu kì.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn từng nhấn mạnh, khi mắc COVID- 19, nhóm đối tượng có nguy cơ cao diễn biến tăng nặng sẽ tập trung vào nhóm người cao tuổi, người bệnh lý nền hoặc cơ địa, thể trạng béo phì… Khi mắc COVID- 19 sẽ suy giảm sức đề kháng khiến lượng virus phát triển trong cơ thể nhanh hơn, tổn thương cơ quan nhanh hơn so với bệnh nhân khác. Nguy cơ cơn bão cytokine dễ gặp. Khi bị virus tấn công sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể và cả các cơ quan nội tạng, gây suy các cơ quan, giảm chức năng dẫn tới bệnh nặng hơn.

Lý giải về nhiều ca Tu vong mắc COVID- 19 là những người suy thận mạn giai đoạn cuối, trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội, TS.BS Hoàng Công Tình – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực (BVĐK tỉnh Hòa Bình) cho biết, người mắc bệnh suy thận mạn tính, đặc biệt là suy thận mạn giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo (lọc máu chu kỳ) là đối tượng rất dễ bị tổn thương khi mắc thêm các bệnh lý khác, đặc biệt là COVID- 19.

Suy thận mạn phải chạy thận nhân tạo, mỗi tuần bệnh nhân ít nhất có 3 ngày phải đến các Bệnh viện để lọc máu chu kỳ. Một người lớn khỏe mạnh, mỗi ngày cần một lượng từ 1,5 - 2 lít nước đưa vào cơ thể để duy trì các hoạt động bình thường (đào thải chất độc, điều hòa thân nhiệt, quá trình trao đổi chất…). Nước sau đó sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể chú yếu qua đường nước tiểu, một phần rất nhỏ qua mồ hôi và hơi thở.

Với người suy thận mạn giai đoạn cuối phải chạy thận chu kỳ, đa số đều ở trạng thái vô niệu (thận không còn khả năng bài tiết nước tiểu-đồng nghĩa với không còn khả năng đào thải chất độc). Lúc này, lượng nước đưa vào cơ thể qua ăn uống hằng ngày (khoảng 2 lít/ngày) sẽ tích trữ lại trong cơ thể, cùng với đó là các chất độc được sinh ra trong quá trình chuyển hóa. Chạy thận nhân tạo sẽ giúp đào thải lượng nước dư thừa trong cơ thể bệnh nhân, đào thải chất độc và cân bằng các chất điện giải.

Suy thận mạn phải chạy thận nhân tạo là đối tượng nguy cơ Tu vong cao khi mắc COVID-19. Ảnh: CT

Theo các nghiên cứu, bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo 3 lần/tuần thời gian sống thêm được từ 5-10 năm. Họ thường có chất lượng sức khỏe thấp, suy giảm miễn dịch, đối diện với các biến chứng thường gặp như nhiễm độc, phù phổi cấp, đột quỵ não…

Bởi vậy, nếu bệnh nhân suy thận mạn không may bị nhiễm COVID- 19, nguy cơ Tu vong rất cao. SARS-CoV-2 giống như một cú "huých", "giọt nước tràn ly" làm cho tình trạng sức khỏe của bệnh nhân suy thận mạn càng thêm trầm trọng.

"Ngoài những người có bệnh lý nền là suy thận mạn, người cao tuổi, những người có bệnh lý mạn tính khác như tiểu đường, tăng huyết áp, suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư…sẽ rất dễ tiến triển nặng, thậm chí Tu vong nếu không may bị nhiễm COVID- 19. Bởi lẽ, số bệnh nhân này hằng ngày phải thường xuyên sử dụng Thu*c điều trị bệnh lý nền, chịu đựng các đợt bùng phát của bệnh, đối mặt với các biến chứng của bệnh ở giai đoạn cuối nên chất lượng sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng, khi mắcCOVID- 19 sẽ rất khó chữa trị" – BS Tình cho hay.

Điều cần làm để giảm thiểu Tu vong

BS Hoàng Công Tình khuyến cáo, để giảm thiểu những nguy cơ Tu vong, diễn tiến bệnh nặng khi không may mắc COVID- 19 với những người có nguy cơ Tu vong cao này khi không may bị mắc COVID- 19, đặc biệt là phòng lây nhiễm cho nhân viên y tế và những người xung quanh thì ngoài các biện pháp điều trị tích cực, chúng ta cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng ngừa.

Theo đó:

+ Bệnh nhân phải được bố trí điều trị trong các buồng bệnh cách ly khép kín, đảm bảo thông khí tốt, tách biệt với các khu vực điều trị bệnh nhân thông thường (không nhiễm COVID-19). Nếu điều kiện cho phép nên bố trí 1 bệnh nhân trong 1 buồng bệnh để công tác điều trị, chăm sóc được thuận lợi. Các thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, Thu*c men sử dụng cho bệnh nhân cũng phải được bố trí riêng để phòng lây nhiễm.

+ Với bệnh nhân suy thận mạn chạy thận chu kỳ không may mắc COVID- 19 cần phải được cách ly để điều trị. Máy chạy thận, quả lọc thận, dịch lọc đều phải bố trí riêng và tốt nhất là sử dụng quả lọc dùng một lần (không tái sử dụng lại quả lọc). Bệnh nhân sau khi hết ca chạy thận, cần phải được kiểm tra sức khỏe và bố trí phòng ở riêng biệt để phòng lây nhiễm cho mọi người xung quanh. Đây thực sự là một bài toán khó khi bệnh nhân đều đặn phải lọc máu chu kỳ 3 lần/ tuần.

BS Hoàng Công Tình

Tại BVĐK tỉnh Hòa Bình cũng rất chú trọng công tác phòng ngừa dịch bệnh đối với những khoa trọng điểm đang điều trị những bệnh nhân nặng, bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Thận nhân tạo, Tim Mạch…

Theo BS Trần Hồng Xinh, Khoa Nội thận và Lọc máu (BV 108), để nâng cao sức đề kháng phòng tránh COVID-19, người bệnh đang lọc máu chu kì cần ăn uống, vệ sinh khoa học bằng bổ sung vitamin và vận động thể chất phù hợp. Tuân thủ nghiêm các hướng dẫn của Bộ Y tế và nhân viên y tế về giữ vệ sinh tay, vệ sinh đường hô hấp, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2m. Khai báo y tế trung thực, nếu có triệu chứng ho, sốt hay vấn đề sức khỏe khác cần gọi cho đơn vị lọc máu trước khi đến.

Phương Thuận

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/vi-sao-trong-17-ca-covid-19-tu-vong-phan-lon-roi-vao-doi-tuong-nay-20200812063609632.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nhận biết sớm dấu hiệu suy thận sẽ tạo tiền đề cho việc điều trị đạt hiệu quả và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Thận là một trong những cơ quan vô cùng quan trọng trong cơ thể, thực hiện chức năng chính là loại bỏ chất thải, nước dư thừa trong máu.
  • Thận là một phần của cơ quan tiết niệu nằm ở hai bên cột sống, ngay giữa lưng, có chức năng lọc máu, giữ cân bằng nước, chất muối khoáng trong máu và giúp cho cơ thể kiểm soát được huyết áp.
  • Hội chứng mất cơ bụng gọi là Eagle-Barrett hoặc hội chứng bộ ba, là một tập hợp các khiếm khuyết bẩm sinh: các cơ bụng ở phía trước yếu hoặc bị mất; các bộ phận của đường tiết niệu phát triển bất thường; ở trẻ nam, có đến 95% các trường hợp tinh hoàn ở lại bên trong ổ bụng mà không xuống bìu; có các tổn thương khác như: độ cong cột sống, trật khớp hông, bàn chân vẹo, các bệnh về hô hấp, tim hoặc tiêu hóa.
  • “Mẹ tôi đã bất chấp nguy hiểm để cho tôi quả thận với mong muốn con có sức khỏe tiếp tục cuộc sống. Tôi rất tự hào và yêu mẹ nhiều lắm. Mẹ tôi đã sinh tôi ra lần thứ hai trong cuộc đời này…”, chị Trương Thúy An (SN 1990, trú Thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam) chia sẻ.
  • Một bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo đã được các bác sĩ BV Bạch Mai hỗ trợ tạo kỳ tích sinh con khỏe mạnh sau 30 tuần được theo dõi, điều trị với phác đồ lọc máu thai kỳ.
  • Những năm đầu tiên về công tác tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tam Kỳ (Đa khoa tỉnh Quảng Nam ngày nay)
  • Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau từ các bác sĩ làm chuyên môn, nhà quản lý, những người làm luật… xung quanh đề xuất của Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, bổ sung “Quyền được Ch?t” vào Dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi). Vậy nhìn từ góc độ người bệnh, họ nghĩ sao về đề xuất này....?
  • Tôi năm nay đã ngoài 70 tuổi, đi khám được biết bị suy thận nhẹ và phải cẩn trọng mỗi khi dùng Thuốc. Mong bác sĩ tư vấn tôi nên dùng Thuốc như thế nào?
  • Dư âm sau những ngày Tết, sau rằm tháng Giêng là những món ăn thịt cá nhiều đạm, nhiều loại bánh kẹo phong phú.
  • 2 năm nay tôi thấy xuất hiện triệu chứng khi ăn hay bị nôn khan, cơ thể có cảm giác ớn lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY