Cây thuốc quanh ta hôm nay

Vị Thuốc từ cây câu đằng

Theo y học cổ truyền, câu đằng có vị ngọt, tính hàn, đi vào các kinh Can và Tâm bào. Có công năng thanh nhiệt, bình can, trấn kinh, trừ nội phong, chống co thắt.
Theo y học cổ truyền, câu đằng có vị ngọt, tính hàn, đi vào các kinh Can và Tâm bào. Có công năng thanh nhiệt, bình can, trấn kinh, trừ nội phong, chống co thắt. Chủ trị trẻ em bị hàn nhiệt, kinh giãn, trị nhức đầu hoa mắt do tăng huyết áp ở người lớn tuổi.

câu đằng">cây câu đằng hay còn gọi là dây dang quéo, móc ớ, vuốt, người Thái gọi là co nam kho, người Tày gọi là pước cậu, nam lập câu, người Dao gọi là ghím tỉu. Là loại dây leo, thường mọc ở nơi mát... Lá mọc đối có cuống, hình trứng đầu nhọn, mặt dưới lá như có phấn, ở mặt lá có gai mọc cong xuống trông giống như lưỡi câu nên bà con vùng núi gọi là móc câu. Hoa nhỏ hình cầu nở vào mùa hè, có màu vàng trắng.

Cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta như Cao Bằng, Lào Cai. Để sử dụng làm Thuốc người ta cắt những mẩu cành đem về, chỉ lấy phần đốt có móc câu phơi hay sấy khô. Có đốt có 1 móc câu, có đốt có 2 móc câu. Loại 2 móc câu được coi là tốt hơn. Cây thường được thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu. Ở nhiều nơi nhân dân còn dùng câu đằng để ăn trầu.

Một số bài Thuốc áp dụng:

- Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: câu đằng 10g, xuyên khung 5g, cam thảo 2g, quế chi 3g. Tất cả cho vào ấm, đổ 3 bát nước sắc còn lại 1 bát chia 3 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.

Hoặc: câu đằng 10g, lá dâu 8g, cúc hoa vàng 8g, hạ khô thảo 8g, thảo quyết minh 8g, sao vàng. Cho Thuốc vào ấm, đổ 500ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.

Hoặc: câu đằng 12g, thạch quyết minh 20g, chi tử 8g, hoàng cầm 8g, ngưu tất 8g, ích mẫu 12g, tang ký sinh 20g, dạ đằng giao 12g, bạch linh 12g, thiên ma 8g. Cho Thuốc vào ấm, đổ 800ml nước sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.

- Tật nghiến răng: câu đằng 10g, kim ngân hoa 9g, cúc hoa vàng 6g, địa long 6g, bạc hà 3g. Tất cả sắc với 200ml nước còn 50ml, uống 1 lần trong ngày.

- Phụ nữ xích bạch đới: câu đằng 15g, rửa sạch. Cho câu đằng đã rửa sạch vào 500ml nước rồi đun sôi, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt.

- Hỗ trợ chữa trúng phong, liệt thần kinh mặt: câu đằng 12g, dây hà thủ ô tươi 24g. Cho 500ml nước vào ấm cùng các vị Thuốc rồi đun sôi, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 ngày.

Lưu ý: Khi sắc Thuốc gần được mới cho câu đằng vào để cho sôi 1 - 2 phút, trào lên là được.

Bác sĩ Trần Thị Hải Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-vi-thuoc-tu-cay-cau-dang-16366.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Muốn cho xanh tóc đỏ da - Rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô. Mời bạn cùng chúng tối đi tìm vị Thu*c độc đáo này.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY