Đầu tiên cần rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút rồi tiến hành sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode, nhằm làm giảm tối thiểu lượng virus xâm nhập chỗ vết cắn. dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. sau đó cần đưa người bị chó (mèo) cắn đến các cơ sở y tế.
Nếu vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương thì có thể tiêm phòng uốn ván và theo dõi con vật đã cắn. Nếu sau 10 ngày mà chúng vẫn bình thường thì có nghĩa là khi cắn con vật đó chưa bị dại, không thể lây bệnh sang người.
Tuy nhiên nếu con vật phát bệnh, bị ốm hoặc bị ch*t (với bất cứ nguyên nhân nào) hoặc bỏ đi... thì cần phải tiêm phòng ngay. Chó bị bệnh dại có 2 thể lâm sàng là thể điên cuồng và thể liệt. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 - 5 ngày, chó dại thường bỏ ăn, những thói quen hàng ngày của nó bị thay đổi; nhiều khi thể hiện sự vui mừng hay hung dữ quá độ trong vòng vài giờ đến vài ngày.
Sau đó là giai đoạn lên cơn, con vật luôn vận động, tiếng kêu khàn giọng, sủa kéo dài rồi rướn cao lên thành tiếng rú ghê rợn. Sau vài ngày, nó phờ phạc, gầy mòn, kêu thất thanh rồi bị liệt và ch*t trong vòng 7 ngày. Trái lại, có loại chó dại lên cơn nhưng không hung dữ, chỉ nằm im một chỗ, nước bọt chảy nhiều, chó không sủa, không cắn và ch*t trong vòng từ 3 - 5 ngày.
Nếu bị cắn nhiều chỗ hoặc bị cắn ở những vùng gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan Sinh d*c... phải tiêm vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay, bất kể con vật cắn có bị dại hay không. Nếu đến tiêm muộn, hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm hoặc không còn tác dụng.