Sơ cấp cứu hôm nay

Cấp cứu đúng khi bị chó mèo cắn

Một số người vội vàng giã các loại Thu*c nam để đắp vào vết cắn để không bị dại mà quên mất đi rằng khi này ta cần vệ sinh vết cắn để tránh nhiễm trùng thương.
Rửa sạch vết thương

Bạn cần nhanh chóng rửa nhẹ nhàng vết thương với nước sạch để tránh nhiễm trùng vết cắn. Bạn nên rửa vết thương dưới vòi nước mạnh cùng với xà phòng, nước nước đậm đặc hay với các loại dung dịch sát trùng.


Nếu vết thương chảy máu nhiều, trong 10-15 phút đầu bạn nên rửa sạch vết thương trước, cứ để máu chảy không cần cầm máu. Nếu sau 15 phút máu vẫn tiếp tục chảy khi này bạn dùng gạc khô để cầm máu. Khi máu cầm, bạn thay gạc mới rồi băng hở vết thương lại.


Nếu vết thương sâu, sau ba ngày mới tiến hành khâu. Kể cả trường hợp chó, mèo đã có giấy chứng nhận tiêm phòng dại. Trường hợp vết thương sâu, đứt mạch máu lớn, máu phun ra thành tia, hay chảy nhiều, bạn phải băng bó vết tương rồi sau đó đưa nạn nhân đến bệnh viện để được cấp cứu tiếp.

Khi nào tiêm ngừa dại ngay Rất nhiều người đặt câu hỏi: “Khi nào phải tiêm ngừa dại?”. Nên chích ngừa ngay hay đợi con vật đó bị dại rồi mới chích hoặc cho rằng nếu chó, mèo đã từng được tiêm ngừa dại hay ở khu vực không có bệnh dại thì không cần tiêm ngừa. Và còn rất nhiều câu hỏi khác nữa nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa thì nạn nhân không phải là nhân viên y tế nên khó có thể phân biệt chính xác trường hợp của mình. Nên tốt nhất nạn nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám để có được câu kết luận tốt nhất. Sau đây là một số thông tin bạn cần biết: - Có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu hoặc vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận Sinh d*c... dù vết cắn nhẹ. - Chó (mèo) vừa cắn người, hoặc đã lên cơn dại hoặc có biểu hiện nghi dại; hoặc không theo dõi được con vật; hoặc địa điểm T*i n*n xảy ra ở trong khu vực có chó (mèo) đang ốm hay ch*t vì bệnh dại.

- Nếu trong vòng 15 ngày chó bị bệnh dại, ch*t, mất tích hay không tìm được giấy chứng nhận chó, mèo từng được chích ngừa dại. Lưu ý khi sơ cứu Trong trường hợp tại hiện trường bạn không tìm được nước sạch, có thể dùng bất kỳ loại nước nào bạn có lúc đó để rửa sạch vết cắn. Nếu có vòi nước sạch bạn nên rửa vết thương ít nhất là 5 phút.

- Sau khi sơ cứu vết thương tại nhà nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ. Không nên tự ý dùng Thu*c nam để điều trị vết cắn.

- Chỉ nên băng hờ vết thương bằng băng sạch không nên băng kín vết thương hạn chế gây bầm dậm thêm cho vết cắn.

- Trong trường hợp vết cắn sâu hoặc ở những khu vực như: đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận Sinh d*c.. cần được tiến hành tiêm ngừa dại sớm nhất dù con vật không bị dại. Nếu tiêm muộn hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm hoặc có thể không còn tác dụng.

Cách nhận biết con vật bị dại

Chó bị bệnh dại có 2 thể lâm sàng là thể điên cuồng và thể liệt. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 đến 5 ngày, chó dại thường bỏ ăn. Những thói quen hàng ngày của nó bị thay đổi. Thể hiện sự vui mừng hay hung dữ của chúng sẽ diễn ra quá độ trong vòng vài giờ đến vài ngày. Sau đó là giai đoạn lên cơn, con vật luôn vận động, tiếng kêu khàn giọng, sủa kéo dài rồi rướn cao lên thành tiếng rú ghê rợn. Những kích thích nhỏ đều làm nó lên cơn điên dại, thường chồm vào người, súc vật hoặc đồ vật chung quanh và cắn rất mạnh. Chó dại thường bỏ nhà, chạy rông và gặp bất kỳ ai cũng cắn. Sau vài ngày, nó phờ phạc, gầy mòn, kêu thất thanh rồi bị liệt và ch*t trong vòng 7 ngày. Trái lại, có loại chó dại lên cơn nhưng không hung dữ, chỉ nằm im một chỗ, nước bọt chảy nhiều, chó không sủa, không cắn và ch*t trong vòng từ 3 - 5 ngày.
Xin lưu ý thêm, khi con vật đã bị dại thì trong tuyến nước bọt và các dây thần kinh đều có vi rút dại. Các bộ phận khác cũng có thể chứa vi rút nên rất nguy hiểm. Do đó tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp và không dùng làm thức ăn cho người và gia súc. Chích ngừa dại ở đâu?

Hiện nay, các Bệnh viện, Trung tâm y tế dự phòng để có tiếp nhận bệnh nhân đến tiêm ngừa dại. Sau đây là một số địa chỉ bạn có thể tham khảo khi cần thiết:

  1. Viện Pasteur TPHCM: Số 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TPHCM.
  2. Trung Tâm Y tế Dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh: 699 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TPHCM.
  3. Viện Pasteur hay Trung Tâm Y tế Dự phòng Hà Nội: 131 Phố Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Mangyte.vn
Theo Một thế giới
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cap-cuu-dung-khi-bi-cho-meo-can-2556.html)

Tin cùng nội dung

  • Em bị mèo cắn ở lòng bàn tay, sưng lên, thâm tím. Con mèo đó đang bị bệnh. Em có cần đi tiêm phòng dại không?
  • Khi bị chó, mèo cắn hoặc cào, để phòng ngừa bệnh dại việc xử trí vết thương đúng cách là hết sức quan trọng.
  • Thời gian qua nhiều người đã dương tính với vi rút dại sau khi bị chó cắn, như gần đây là 10 trường hợp cùng xảy ra trên địa bàn thôn Tất Viên, xã Thủ Sĩ ở tỉnh Hưng Yên.
  • Chó, mèo là vật nuôi khá quen thuộc và gần gũi, nguy cơ bị chó, mèo cắn hoàn toàn có thể xảy ra. Sẽ rất nguy hiểm nếu như những con vật đó chưa được tiêm phòng, mang virút dại.
  • Chó là một vật nuôi quen thuộc và gần gũi trong mỗi gia đình, trẻ có nhiều cơ hội để tiếp xúc, đùa giỡn với chúng nên nguy cơ bị chó cắn rất dễ xảy ra.
  • Khi bị chó cắn, phải xử trí như thế nào để bảo đảm an toàn?
  • (Mangyte) - Nguy cơ lớn nhất khi bị chó cắn là bạn có thể mắc bệnh dại. Căn bệnh này có thể gây Tu vong nên tuyệt đối không được coi thường.
  • Tôi muốn hỏi địa điểm chích ngừa bệnh dại do bị chó cắn khu vực quận Tân Phú, Bình Tân. Nếu có làm việc thứ 7 và chủ nhật càng tốt. Xin cảm ơn! (Tuấn - Bình Tân) Cho tôi hỏi, ngày tết nếu chẳng may đi đường bị va quệt xe trầy chân tay cần phải đi chích ngừa phong đòn gánh thì phải làm sao? Hình như trong 24h đầu chích kiểu khác, sau 24h chích kiểu khác phải không Mangyte? (Thanh Bình - Q. Gò Vấp)
  • Chó thường không cắn trừ khi cảm thấy bị đe dọa và trẻ em thường là nạn nân của chúng. Không bao giờ được để trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ một mình với chó. Bài viết này giúp cho bạn biết cách dạy con bạn làm thế nào để tránh bị chó cắn.
  • Khi bị chó/mèo của mình hoặc một con chó/mèo lạ cắn, bạn cần làm gì ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY